Tâm tư của một người thuộc thế hệ thứ nhất về buổi hội
luận của Ls. Kiều-Ngọc,
ngày 24.02.2017 tại Bad-Homburg/Đức-quốc
Vợ chồng
chúng tôi đến tham dự buổi nói chuyện của Ls. Kiều-Ngọc ngày 24 tháng hai 2017 tại Bad-Homburg bị trễ phần đầu nên chỉ còn đuợc tham dự vào
phần tham luận.
Diễn giả
Kiều-Ngọc duyên dáng mời ba "em" thanh thiếu niên lên phía trên để
trao đổi:
Trong những
câu hỏi của Ls. Kiều-Ngọc đến ba bạn trẻ có những câu:
- "em có tự hào là người Việt-Nam không?",
- "nếu có cơ hội trong vòng 30 giây để nói về dân tộc Việt-Nam thì
chúng ta sẽ nói gì?"
Tôi thấy
câu hỏi này như mũi tên bất ngờ bay thẳng đến tôi và cảm nhận như Kiều-Ngọc hỏi
lại chính tôi lần thứ hai. Nó đã làm cho
tôi hồi nhớ đến một chương trình "Talk Show" trên TV Tây-Đức vào khoảng
đầu tháng tư 1975 về chiến tranh Việt-Nam.
Thật sự
trong thời điểm đó, một thời điểm bị hiện tượng dân túy chống Mỹ, chống chiến
tranh, hippy... chiếm ngự, tôi xem chương trình này với một tâm trạng không được
vui, vì nội dung không làm mát lòng người Việt Quốc gia niền Nam hải ngoại
chúng tôi...
Cuối
chương trình hướng dẫn viên có đặt câu hỏi đến các khách tham luận để họ tóm gọn
ý kết của mình trong vòng mấy giây...
Đến khách
tham luận cuối cùng người Pháp, người hướng dẫn chương trình hỏi ông ta một câu
tương tư như Ls. Kiều-Ngọc:
"Là người Pháp rất quen thuộc với người dân Việt ông nghĩ gì về dân tộc Việt-Nam?
Hầu như
không cần suy nghĩ ông ta trả lời ngay lâp tức:
"Người Việt-Nam thông minh" và
"Họ luôn tin tưởng vào dân-tộc của
họ"
Nghe câu
trả lời đầu hai cánh mũi tẹt của tôi nở phồng và câu trả lời thứ hai đưa tôi
vào "mê hồn trận" đầy cảm xúc hãnh diện mình là ngưòi Việt-Nam.
Nhưng những
giao động chủ quan này cũng chỉ ngự trị khoảng khắc trong tôi và rồi lời nói "họ luôn tin tưởng vào dân tộc của họ"
chiếm ngự tâm trí tôi từ ngày này sang tuần khác:
Tại sao
ông tây mũi lõ này "ngon" vậy, lại có thể xác quyết được một điều to
lớn như vậy mà tôi là người Việt-Nam lại không nhận thức ra được? Thế rồi biết bao nhiêu câu hỏi tôi tự đặt ra
cho mình và tìm câu trả lời hầu mong chính tôi phải xác tín đươc niềm tín của
tôi vào dân tộc Việt. Nói như ngôn từ thường được sử dụng cho tín đồ công-giáo
là tôi phải được mặc khải về lòng
tin của tôi vào dân tộc tôi.
Ít ngày
sau một thắc mắc then chốt đến thúc dục tôi suy nghĩ để giải bầy. Đó là : "Lý do gì, hay mãnh lực nào đã bảo vệ
đất nước dân tộc Việt chúng ta cho đến ngày hôm nay?":
Nước Việt
mình nhỏ bé đã trải qua bao thăng trầm thịnh suy, bị bao nhiêu áp bức vũ bão từ
phía bắc khổng lồ, rồi sức mạnh vũ khí văn minh cuối thế kỷ 19 từ phương tây xa
xôi nhưng mảnh đất cha ông mình để lại vẫn
còn đó, hai chữ Việt-Nam vẫn đậm nét
trên bản đồ thế giới.
Trong khi
đó bao nhiêu sắc tộc khác, các quốc gia hùng mạnh như La-Ma (753 v.Chr. - 1453
n. Chr.) chiếm đóng hầu hết Châu-Âu và Bắc-Phi, rồi móng vó Mông-Cổ dậm nát từ
Bắc-Á đến tận Cận Đông (Irak-1258), chiếm đóng toàn bộ Trung-Hoa rộng lớn
(1279), lập lên nhà Nguyên trị vì nước Trung-Hoa gần 100 năm. Nhưng tất cả nay
cũng chỉ còn là "chuyện kể rằng".
Những suy
nghĩ này đã đưa tôi đến nhận định được tóm gọn như sau:
-
Để bảo toàn sự sống còn của một dân tộc là do hai sức
mạnh chính yếu; Đó là sức mạnh văn-hóa
và sức mạnh quân-sự.
-
Khi nói đến quân-sự tôi liên tưởng đến quân đội và khí
giới. Đội binh tinh nhuệ, vũ khí hiệu nghiệm tất cả chỉ là sản phẩm và có tính cách giai
đoạn.
-
Văn-hóa của một dân-tộc theo thiển ý của tôi là sản phẩm tinh hoa vật chất cũng như
tinh thần phát sinh từ nếp sống linh-động giữa con người trong cùng một tập thể
dân tộc, nếp sống này tiến hóa liên tục
vì nó tiềm ẩn một sức mạnh (latentes
Potential). Đó là sức mạnh văn-hóa.
-
Tôi không tin cha ông chúng ta có một sức mạnh quân sự phi thường "bách
chiến bách thắng". Ngay cả vua Trần
Thánh Tông cũng đã hoài nghi về sức mạnh quân sự của Ngài nên Ngài đã đặt câu hỏi
có tính cách thách thức trong hội nghi Diên-Hông (1284): "...thế
nước yếu lấy gì lo chiến chinh.."
-
Như thế chính sức
mạnh văn- hóa, mạch sống âm ỉ triền miên này đã đóng vai trò cốt yếu cho công cuộc bảo
toàn sự sống còn của con dân, đất nước Việt-Nam,
-
và từ đó tôi đã đặt tất cả niềm tin yêu của tôi vào mạch sống này, nó là linh hồn dân tộc Việt
chúng ta. Nếu mạch sống này ngừng chảy thì Việt-Nam cũng chỉ còn là "tục truyền rằng".
Trở lại
thực tại tôi đau buồn kinh hoàng phải nhìn thấy nét chữ Việt-Nam đang dần dần
phai nhạt trên bản đồ thế-gới:
Hồ Chí
Minh, và tập đòan cộng-sản của ông đã bị Mao thuần-hóa, không còn nhân-tính
Việt-tộc nên vung phí xương máu dân Việt và "vô tư" trao nhượng
lãnh thổ biển đảo, tài nguyên thiên nhiên mà tiền nhân đã dầy công để lại.
Chúng đã
và đang từng bước tiêu hủy sức mạch
văn-hóa dân-tộc qua "công trình" san bằng những danh địa, những nơi thờ phượng cúng bái, những di sản văn-hóa
lịch sử lâu đời. Ngay đến nhân mạng dân lành chúng cũng coi rẻ nên làm ngơ khi
quan thầy chúng tùy hỉ gây ô-nhiễm môi trường. Nguồn lợi thiên nhiên cơ bản nhất
cho miếng cơm của dân lành cũng không được đảm bảo...
Ngày trước
nhà báo Pháp đã vô tình chỉ cho tôi con đường tìm đến niềm-tin dân-tộc, một con đường thênh thang đầy ánh sáng. Đối với
tôi lòng tin vào dân-tộc sẽ khơi dậy
ấp ủ tình yêu quê-hương và kiến tạo niềm hy-vọng cho ngày hồi-sinh nước Việt. Niềm tin vào dân-tộc sẽ cho ta sức mạnh để
thắng vượt sự sợ-hãi và lòng kiên-trung với dân tộc chúng ta.
Ngày nay
Ls. Kiều-Ngọc mời gọi thanh thiếu niên trong cũng như ngoài nước cùng nhau đồng
hành trên con đường tìm đến niềm-tin
dân-tộc.
Cologne, 06.03.2017
Đào Văn Bất
Hội Thảo với
Tuổi Trẻ :LS Trần Kiều Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét