Bà Vera Lengsfeld sinh năm 1952 tại Thüringen (Đông Đức). Là con
gái của một sĩ quan mật vụ (Stasi-Offizier) bà đã được giáo dục
trong tinh thần của chế độ Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất Đức
(Sozialistische Einheitspartei Deutschlands, SED-Regime). Mặc dầu
vậy, bà đã sớm có những hồ nghi về thể chế này. Khi mới bước
vào tuổi trưởng thành bà Vera Lengsfeld đi đến quyết định hoạt động
trong phong trào đòi hỏi dân quyền. Bà đã bị cấm hành nghề, bị tù
đày và bị trục xuất. Khi bức tường Berlin sụp đổ ngày 09.11.1989 bà
Lengsfeld trở về quê quán và bắt đầu sự nghiệp chính trị gia và là
nhà đấu tranh cho tự do và dân chủ. Càng đau khổ hơn khi bà được
biết, chính chồng bà (Ông Knud Wollenberger) đã làm mật vụ Stasi
theo dõi bà nhiều năm.
Dưới đây là bài viết của bà nhân việc Đại sứ CSVN tại Đức vận động xây một khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại thành phố Moritzburg thuộc tiểu bang Sachsen miền Đông nước Đức.
Nguyên bản tiếng Đức: Erneuerter Gedenkort für einen Massenmörder?
Dưới đây là bài viết của bà nhân việc Đại sứ CSVN tại Đức vận động xây một khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại thành phố Moritzburg thuộc tiểu bang Sachsen miền Đông nước Đức.
Nguyên bản tiếng Đức: Erneuerter Gedenkort für einen Massenmörder?
Tạo niềm cảm thông giữa các dân tộc là một việc làm tốt, nhưng người
ta không bao giờ được quên rằng, mình đang thương lượng với ai và
đang giao du với chế độ nào. Trong một vụ mới đây tại Sachsen (*)
điều này có thể đáng tiếc đã xẩy ra trong trường hợp ông đại sứ
Việt Nam mới tên Đoàn Xuân Hùng và chương trình cộng tác Đức-Việt.
Vì người ta hiển nhiên đang đắn đo xây cất mới lại một nơi hồi
tưởng tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức / DDR (CHDCĐ) với sự tài trợ của nhà
cầm quyền Việt Nam, nhằm ảnh hưởng một chiều lên lịch sử. Bên cạnh
việc nhớ lại chương trình đào tạo những trẻ em Việt Nam tại CHDCĐ,
người ta thần tượng hóa một cách hoàn toàn thiếu phán đoán (nếu
chương trình này được thực hiện như dự định) một TÊN DIỆT CHỦNG bằng những phương tiện dân chủ.
Và câu chuyện như sau mà người ta có thể đọc trong tờ báo Sächsische Zeitung (SZ).
„Gần như kính cẩn“, ông Sven Görner viết như thế trong tờ SZ ngày
19.5, ông đại sứ cầm trên tay một tấm bia bằng đồng đỏ, nói về một
sự kiện cách đây gần 70 năm. Mùa hè năm 1957 ông Hồ Chí Minh (sau
này trở thành Chủ tịch miền Bắc Việt Nam) đã đến Moritzburg gần
thành phố Dresden để thăm những thiếu nhi Việt Nam trong viện
Käthe-Kollwitz-Heim – bây giờ một lần nữa trở thành Diakonenhaus
(cơ quan từ thiện của giáo hội Tin Lành) – đang được đào tạo thời
bấy giờ. Một số đông những trẻ em này đã trở thành cán bộ cộng sản
cao cấp tại quê hương của họ. Trong những thập niên qua thỉnh
thoảng người Việt Nam đến thăm địa điểm này; họ tự gọi họ là người
của Moritzburg („Moritzburger“). Vào thời đại CHDCĐ một tấm bảng
nhắc nhở đến cuộc viếng thăm của „Bác Hồ“, mà cho tới nay người ta
vẫn còn gọi kẻ độc tài này một cách „trìu mến“ như thế, theo lời
quả quyết của tờ báo Sächsische Zeitung. Sau khi nước Đức thống
nhất „nơi tưởng niệm“ này bị chìm vào quên lãng. Một đặc điểm của
Moritzburg là thời gian gần đây người ta có những nỗ lực làm cho
nơi này thêm thu hút.
Trong chiều hướng quan hệ Đức-Việt những nỗ lực này rõ ràng đã nhận
được sự giúp đỡ có trọng lượng. Ông đại sứ Việt Nam và những thương
gia nhà nước Việt Nam đã tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ. Chính khách địa
phương và ông dân biểu quốc hội liên bang Đức, Andreas Lämmel (đảng
CDU, liên minh Kitô-giáo dân chủ), cũng ủng hộ dự định này. Một
điều mà người ta rõ ràng hoàn toàn coi thường là Moritzburg, nơi
nhiều du khách ghé thăm, rốt cuộc sẽ bị áp đặt hình ảnh của một tay
TÊN DIỆT CHỦNG được vẽ vời thành „Bác Hồ“ dịu dàng, như đã từng áp dụng trong
thời DDR, và hiện nay là tiêu chuẩn trong guồng máy tuyên truyền
của nhà nước Việt Nam, mà phải dùng bạo lực đạt cho bằng được.
Nhưng Hồ Chí Minh là ai?
Hồ Chí Minh (đồng tác giả cuốn hướng dẫn về những cuộc nổi dậy của Cộng Sản, được phổ biến năm 1928 tại Moskau, xuất bản tại Zürich / Thụy-Sĩ)
chịu trách nhiệm chính cho những tội phạm dã man do quân đội giải
phóng của ông gây ra, cũng như những cuộc đàn áp người khác chính
kiến tại Việt Nam. Những trại giam Việt Nam tàn ác không thua những
trại tù nguyên thủy ở Gulag. Cho tới nay những người khác chính
kiến vẫn tiếp tục bị bỏ tù. Những đồng nghiệp cùng đảng của ông
Lämmel đã bảo trợ để đòi trả tự do những Blogger đang bị giam cầm ở
Việt Nam.
Uwe-Siemon Netto (phóng viên chiến trường), chứng nhân cuộc chiếm
đóng thành phố Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, đã mô tả (không tô
vẽ) chính sách tàn sát của lực lượng „Bác Hồ“:
Khi đoàn xe nhà binh của ông Netto vào đến thành phố bị Việt Cộng
xâm chiếm, các xe phải ngừng lại nhiều lần vì hàng trăm xác người
nằm trên các con đường. Nhìn vào các vết thương người ta nhận ra rõ
ràng, họ là nạn nhân của một cuộc tàn sát tập thể ngay tại chỗ; đa
số là phụ nữ và thiếu nhi mặc áo lễ chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán.
Ngay sau đó người ta nhận ra rằng những nạn nhân bị bắn còn có
„phúc“, vì nhiều nạn nhân khác đã bị chôn sống. Siemon Netto đã
thấy bên bìa một mồ chôn tập thể những móng tay mới sơn chồi ra
khỏi mặt đất.
Mặc dầu vô cùng tàn ác Việt Cộng vẫn không thắng về mặt quân sự.
Tại sao những kẻ thất bại về quân sự sau cùng lại là kẻ chiến
thắng, và toàn nước Việt Nam bị thống nhất dưới cái roi của cộng
sản? Vì đó là chiến thắng của tuyên truyền mà họ đã đạt được nhờ
những người bên Tây Phương sẵn sàng giúp đỡ. Đây là chiến tranh đầu
tiên được thắng không vì lý do quân sự mà là tại mặt trận truyền
thông.
Những trí thức Tây Phương như John Kenneth Galbraith, Jean Paul
Sartre hoặc Erich Wulff (một người Tây Đức tuyên truyền cho Việt
Cộng; năm 1968 đã không gia nhập đảng Cộng Sản Đức để khỏi mất việc
tại trường đại học Hannover) đã tạo ảnh hưởng quyết định lên công
luận, vì họ làm lơ một cách mù quáng trước những tội ác của cộng
sản, và mang những tội ác của Mỹ (dĩ nhiên cũng có) vào trung tâm
dư luận, nhưng lại không nêu lên rằng, đây không phải là nguyên tắc
của Mỹ, song là lỗi phạm những nguyên tắc.
Mặt trận truyền thông vẫn tiếp diễn tới ngày hôm nay. Trong
Wikipedia của Đức người ta không tìm thấy một chữ nào về những tội
ác của Việt Cộng, nhưng lại có một chỉ dẫn về những sinh viên vào
năm 1968 xuống đường cùng hô: Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh, và nâng cao bức
hình của kẻ đại sát nhân như Mao.
Kế hoạch gì đang được dự tính ở Moritzburg ?
Hậu quả sau cùng là Moritzburg sẽ biến thành một nơi tuyên truyền.
Huy hiệu DDR sẽ lại được treo lên; những bức hình kỷ niệm về viện
đào tạo thiếu nhi đã được ông thị trưởng lấy ra từ kho lưu trữ và
trao cho Diakonenhaus để triển lãm. Người ta không đọc và nghe thấy
những nhận định có tính cách phê phán. Ngược lại „vương miện“ của
kế hoạch này là một sáng kiến „tuyệt vời“ của một nhà tài trợ giàu
kếch xù từ Việt Nam: Những bức hình này nên được triển lãm trong
một căn nhà nhỏ bằng gỗ theo kiến trúc Việt Nam. Lý do là hồi đó
„Bác Hồ“ cũng đã ở trong một túp lều bên cạnh dinh chính phủ, theo
truyền thuyết tôn thờ Hồ Chí Minh đưa ra. Nếu dự định này mà thật
sự được thực hiện với nguồn tài trợ của nhà nước Việt Nam thì người
ta có thể nói rằng đây là hình thức tôn thờ những kẻ độc tài.
Và nếu dự án này được thực hiện nhanh, thì người ta có thể dùng
ngày kỷ niệm 70 năm Hồ Chí Minh đến thăm Moritzburg là ngày khánh
thành. Như thế đây sẽ là „màn“ trình diễn hoàn hảo do bộ máy tuyên
truyền của nhà nước Việt Nam đưa ra. Cho tới bây giờ chưa có tiếng
thét to công khai nào cả. Chỉ có một nhóm nhỏ những cựu thuyền nhân
Việt Nam chống lại vụ „Skandal“ ( „scandal“ ) này.
Đây là một thử thách cho nền dân chủ của chúng ta, để xem có ngăn
chặn được dự án này hay không. Vì nó đi ra xa ngoài mong ước cảm
thông và hợp tác chính đáng của hai dân tộc Đức-Việt.
Dưới kênh này quý vị có thể ủng hộ thỉnh nguyện thư:
Dưới kênh này quý vị có thể đọc về những diễn tiến đúng về chiến
tranh Việt Nam:
(*) một tiểu bang tại Đông Đức
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét