NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU VỀ VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT VỀ VẤN ĐỀ TỰ DO NGÔN LUẬN
(Tổng hợp 5 văn bản Nghị quyết
của các Đảng Bình dân Châu Âu (EPP), Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ tại
Quốc hội Châu Âu (S&D), Đảng Dân chủ Tự do Châu Âu (EFD), Đảng
Xanh (ALE), và Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu (ECR)
Quốc hội Châu Âu,
- y cứ vào Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và
Việt Nam ký kết ngày 27.6.2012 và cuộc
Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam hai lần mỗi năm giữa Liên Âu và chính
phủ Việt Nam,
- y cứ vào Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính
trị mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982,
- y cứ vào cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện mà Việt Nam
tường trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng Tư năm 2009,
- y cứ vào Phúc trình của Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm
Thăng tiến và Bảo vệ quyền tự do ý kiến và ngôn luận tại khóa họp lần thứ 14 của
Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng Tư năm 2010,
- y cứ vào lời tuyên bố của Phát ngôn nhân Đại diện tối
cao Liên Âu bà Catherine Ashton trước các án lệnh đối các bloggers tại Việt Nam
hôm 24.9.2012,
- y cứ vào Nghị quyết ngày 15.11.2012 về
“Chiến lược cho Tự do kỹ thuật Số trong chính sách đối ngoại của Liên
Âu,
- y cứ và các Nghị quyết trước đây đối với Việt
Nam,
- y cứ vào điều 122 trong những Quy tắc và Thủ tục của
Liên Âu,
A. xét rằng, ngày 24.9.2012 ba nhà
báo nổi danh : Nguyễn Văn Hải / Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh
Hải bị kết án tù; xét rằng sau khi kháng án các án lệnh này được xác nhận
theo thứ tự 12, 10 và 3 năm tù giam, và nhiều năm quản chế sau đó vì tội đưa lên
mạng các bài viết trên các trang nhà của Câu lạc bộ các Nhà báo tự
do;
B. xét rằng, theo phúc trình của các tổ chức nhân quyền
quốc tế, 32 bloggers ly khai đã bị kết án tù khắc nghiệt hoặc đang chờ xét xử
tại Việt Nam, 14 nhà hoạt động dân chủ lãnh án tù tổng cộng 100 năm vì sử dụng
quyền tự do ngôn luận, những án từ 10 năm tù giam lên tới chung thân, một ký giả
một tờ báo nhà nước bị sa thải vì đưa lên blog lời phê bình Tổng bí thư Đảng
Cộng sản; xét rằng các công dân mạng ly khai thường trực bị công an sách nhiễu,
tấn công, kể cả Lê Công Cầu và Huỳnh Ngọc
Tuấn;
C. xét rằng, một số tù nhân vì lương thức bị kết án chiếu
theo sự mơ hồ về “an ninh quốc gia”, là những điều luật chẳng phân biệt giữa
những hành động bạo động với sự biểu tỏ ôn hòa của những ý kiến bất đồng hay tín
ngưỡng khác biệt, chẳng hạn như “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” (Điều 88
của Bộ luật Hình sự), “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79),
“lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi Nhà nước” (Điều 258); xét rằng
Pháp lệnh 44 cho phép giam cầm không thông qua tòa án càng ngày càng được sử
dụng để bắt giam các nhà bất đồng chính kiến;
D. xét rằng, các bloggers và các nhà hoạt động bảo vệ
nhân quyền càng ngày càng phải vận dụng Internet để nói lên chính kiến họ, phơi
bày nạn tham nhũng, và kêu gọi sự quan tâm tới việc chiếm đất thô bạo và sự lạm
quyền của các giới chức chính quyền;
E. xét rằng, nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống tự
do ngôn luận, biểu tình ôn hòa, và khủng bố những ai chất vấn chính sách của nhà
nước, phơi bày trường hợp các viên chức lạm dụng quyền hành;
F. xét rằng, Việt Nam đang chuẩn bị “Nghị định về Quản
lý, Cung cấp, Sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng”, là nghị
định mới về quản lý Internet nhằm pháp lý hóa cho chính quyền truy
cập nội dung, kiểm duyệt và trừng phạt qua định nghĩa mơ hồ “hành vi bị cấm” bó
buộc các công ty cung cấp dịch vụ Internet , kể cả các công ty ngoại quốc, phải
hợp tác với chính quyền để dò la, theo dõi công dân mạng bất đồng chính kiến;
xét rằng tự do về kỹ thuật số ngày càng bị hăm dọa;
G. xét rằng, năm 2009, trong cuộc phúc trình nhân quyền
của Việt Nam tại cuộc Kiểm điềm Thường kỳ Toàn diện trước Hội đồng Nhân quyền
LHQ, Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị về tự do ngôn luận, kể cả điều
“bảo đảm hoàn toàn cho quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi tin tức, ý
kiến, phù hợp với điều 19 của Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính
trị”; xét rằng, Việt Nam chưa thực hiện những khuyến nghị trên
đây;
H. xét rằng việc cưỡng chiếm đất của giới chức chính
quyền, sử dụng bạo lực quá khích để đáp trả những phản đối về lệnh đuổi này, bắt
bớ tùy tiện các nhà hoạt động hay xử án nặng cho các người chống đối, trong khi
quyền đất đai và quyển sử dụng đất đai không minh bạch;
I. xét rằng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị đàn áp,
và Giáo hội Thiên chúa giáo cùng những tôn giáo không được thừa nhận, như
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Tin lành và các giáo hội
khác hiện đang bị khủng bố trầm trọng;
J. xét rằng Việt Nam bắt đầu tham khảo ý kiến công dân
cho việc soạn thảo bản Hiến pháp mới, thế nhưng những ai trình bày quan điểm đều
phải đối diện với hình phạt hay áp lực;
K. xét rằng Việt Nam đang nhắm chiếc ghế tại Hội đồng
Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 -2016;
Quốc hội Châu Âu
1. Biểu tỏ mối quan tâm trước sự kết án và án tù khắc
nghiệt cho những nhà báo và bloggers tại Việt Nam; tố cáo sự tiếp diễn những vi
phạm nhân quyền, kể cả việc hăm dọa chính trị, sách nhiễu, tấn công, bắt bớ tùy
tiện, kết án tù khắc nghiệt và các phiên tòa xử bất minh đối với những nhà hoạt
động chính trị, nhà báo, bloggers, nhà bất đồng chính kiến, và nhà đấu tranh bảo
vệ nhân quyền, cả hai giới ngoài luồng hay trực tuyến, vi phạm rõ ràng nghĩa vụ
quốc tế đối với nhân quyền của Việt Nam;
2. Yêu cầu nhà cầm quyển tức khắc và vô điều kiện trả tự
do cho tất cả các bloggers, ký giả trực tuyến và các nhà hoạt động
bảo vệ nhân quyền; kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt mọi hình thức trấn áp
chống lại những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng và tự
do hội họp phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;
3. Kêu gọi chính quyền Việt Nam sửa đổi hay hủy bỏ các
luật pháp hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí nhằm chuẩn bị cho một
diễn đàn đối thoại và thảo luận dân chủ; đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam
sửa đổi bản dự thảo “Nghị định về Quản lý, Cung cấp, Sử dụng dịch vụ Internet và
nội dung thông tin trên mạng” để bảo đảm Nghị định này bảo vệ quyền tự do ngôn
luận trực tuyến;
4. Yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt việc cưỡng bức
trục xuất [nông dân ra khỏi mảnh đất của họ], để bảo đảm quyền tự do ngôn luận
của những ai tố cáo nạn lạm quyền trong vấn đề đất đai, bảo đảm cho những ai bị
trục xuất hưởng các quyền khắc phục pháp lý và được bồi thường theo tiêu chuẩn
quốc tế và nghĩa vụ chiếu theo luật nhân quyền quốc tế;
5. Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc đàn áp
tôn giáo và hủy bỏ các cản trở pháp lý đối với những tổ chức tôn giáo độc lập để
họ được tự do sinh hoạt tôn giáo ôn hòa, phù hợp với nghĩa vụ quốc tế của Việt
Nam, bằng sự công nhận quyền pháp lý cho tất cả các cộng đồng tôn giáo, cho phép
tự do sinh hoạt tôn giáo và hoàn trả tất cả tài sản bị nhà nước cưỡng chiếm của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Thiên chúa giáo và các
cộng đồng tôn giáo khác;
6. Biểu tỏ mối quan tâm trầm trọng về các điều kiện giam
giữ các tù nhân vì lương thức với sự phân biệt đối xử và thiếu chăm sóc y tế;
thỉnh cầu nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm sự toàn vẹn thân thể và tinh thần, bảo
đảm việc tiếp cận cố vấn pháp lý và cho phép điều trị y tế cần thiết cho tù
nhân;
7. Kêu gọi thêm lần nữa rằng, việc Đối thoại nhân quyền
Liên Âu – Việt Nam phải đưa tới tiến bộ cụ thể trên lĩnh vực nhân quyền và tiến
trình dân chủ hóa; kêu gọi Liên Âu phải luôn luôn nói lên mối quan tâm về vi
phạm nhân quyền tại Việt Nam ở cấp cao nhất cũng như gia tăng áp lực nhà cầm
quyền Việt Nam để bãi bỏ việc kiểm soát hay cấm đoán Internet và các blog, cũng
như bãi bỏ việc cấm đoán giới truyền thông tư nhân; cho phép các nhóm hay cá
nhân thăng tiến nhân quyền, biểu tỏ ý kiến hay bất đồng chính kiến của họ môt
cách công khai, từng bước bãi bỏ án tử hình, bãi bỏ hay sửa đổi các điều luật
“an ninh quốc gia” được sử dụng để trừng phạt những nhà bất đồng chính kiến ôn
hòa và trả tự do cho các tù nhân vì lương thức;
8. Nhắc lại với hai đối tác rằng Điều 1 của Hiệp ước Đối
tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam ghi rằng : “Tôn trọng nhân quyền và
các nguyên tắc dân chủ trên nền tảng của cuộc hợp tác giữa các đối tác và cho
những điều khoản của Hiệp ước, đây là điều lập thành yếu tố chính yếu của Hiệp
ước”; yêu cầu Đại diện Tối cao quyết định xem các chính sách nhân quyền của
Việt Nam có tương hợp theo những quy định trong Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa
Liên Âu và Việt Nam hay không;
9. Khuyến khích Việt Nam tham gia ký kết Hiệp ước Rome về
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cũng như Công ước LHQ chống Tra tấn (CAT); đồng lúc
kêu gọi chính quyền Việt Nam hình thành Ủy hội độc lập về Nhân quyền quốc
gia;
10. Thỉnh cầu Ủy hội Nhân quyền Liên chính phủ của ASEAN
xem xét tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với sự quan tâm đặc biệt về tự do
ngôn luận hầu đưa ra các khuyến nghị;
11. Hoan nghênh sự kiện Chính phủ Việt Nam kêu gọi công
chúng góp ý vào bản Hiến pháp năm 1992 mà thời hạn được gia tăng cho đến tháng
9.2013, tuy nhiên lấy làm tiếc rằng sự tham khảo ý kiến quần chúng đã đưa tới
những trừng phạt và áp lực đối với những ai biểu tỏ ý kiến họ một cách chính
đáng ; hy vọng rằng bản Hiến pháp mới quan tâm tới các quyền dân sự và chính
trị, và ưu tiên cho quyền tự do tôn giáo; trong niềm kính trọng, chào đón cuộc
đối thoại với những tổ chức nhân quyền; biểu tỏ niềm hy vọng rằng đây là điều
dẫn tới những cải cách quan trọng trên lĩnh vực lao động, giáo dục và nhân quyền
trong tương lai xa; đề nghị nhà cầm quyền mời Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do
ngôn luận đến thăm Việt Nam, và sau đó Việt Nam thực hiện những khuyến thỉnh của
Báo cáo viên LHQ;
12. Chỉ thị cho Chủ tịch Liên Âu chuyển Nghị Quyết nầy
đến Phó chủ tịch Ủy hội / Đại diện Tối cao của Liên Âu để trao cho Ủy ban đặc
trách Chính sách Đối ngoại và An ninh Liên Âu, Hội đồng Châu Âu, Ủy hội Châu Âu,
các Chính phủ và thành viên quốc gia, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, các Chính
phủ thành viên quốc gia ASEAN, Cao ủy Nhân quyền LHQ và Tổng Thư ký
LHQ.
(Bản dịch Việt văn của Quê
Mẹ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét