Tường thuật buổi Cầu Nguyện cho Quê Hương 20.10.2012 tại Odenwald
Tường thuật buổi Cầu Nguyện cho Quê Hương 20.10.2012 tại Odenwald.
Gần cuối
tháng mười thế mà khí trời thật ấm áp, những tia nắng cuối mùa còn
đủ nhiệt lương sưởi ấm lòng người. Odenwald là một vùng rừng núi,
đường đi quanh co, ngoằn ngoèo, một địa danh ít ai biết đến, kể cả
người Đức chính thống.
Hôm nay
Odenwald lại ngợp bóng cờ bay, màu cờ vàng thắm với ba sọc đỏ, màu cờ
của những người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tha thiết với Quê Hương. Ai đã dựng
lại ngọn cờ vàng sau thời gian lòng người lung lay ,biến động ? Không ai
khác hơn, chính là tuổi trẻ trưởng thành sau năm 1975, tuổi trẻ của vùng
rừng núi Odenwald. Họ là ai, họ chỉ là những Công Nhân tầm thường, nhưng
trái tim vỉ đại, trái tim Việt Nam, trái tim của con cháu Lạc Hồng.( Xin vui lòng bấm vào hình để xem toàn bộ ảnh ) |
Hôm nay thật là
nhộn nhịp, Odenwald một lần nửa ân cần chào đón Quý Đồng Hương đến từ khắp
nơi, kể cả những Vị đến từ Quốc Gia khác. Khoảng 15 giờ, trước giờ khai mac
nửa tiếng của buổi "Cầu Nguyện cho Quê Hương" hầu như Quan Khách đã đông đủ.
Trong số Quan Khách đến
tham dự Tôi thấy hầu hết Ban Chấp Hành Hội Người Việt Tự Do München đã có mặt,
Ông Lê Quang Thành Hội Trưởng , Ông Hoàng Ngọc Đức cùng phu nhân Bà Nguyễn thị
Phương, Đại diện Đảng Tự Do Dân Chủ Chi Bộ Hải Ngoại, Ông Lê Trần Tỉnh đến từ
München. Ông Nguyễn Văn Nghệ Nhạc Sỷ cùng Phu Nhân và con gái đến từ München.
Ông Vỏ Hùng Sơn, Hội Trưởng Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Frankfurt. Đại diện
Đảng Dân Tộc Đức Quốc, Ông Trần văn Sơn đến từ Frankfurt. Cựu Liên Hội Người
Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Đức Quốc, Ông Lưu Văn Nghỉa cùng Phu Nhân bà Huỳnh Cát Đằng,
đến từ Hanau. Bà Nguyễn Xuân Bình cùng Ban Văn Vũ Điểm Sáng, đến từ Darmstadt.
Đại diện đảng Việt Tân Vương Quốc Bỉ Ông Vỏ Tâm Tiến, đến từ Brussel. Đại diện
đảng Việt Tân Frankfurt, Ông Ngô Văn Minh.Đại diện Đoàn Thanh Niên Việt Nam Tự
Do, Ông Dương Tấn Tài, đến từ Hanau. Ông Phạm Trương Long chính khách cùng Phu
Nhân, đến từ Frankfurt, và đông đảo Quý Đồng Hương .
15 giờ 30 Quan khách nghiêm chỉnh trước bàn thờ
Tổ Quốc, trực tiếp đối diện bàn thờ là dàn chào cờ do Ban Tổ Chức phối hợp cùng
Đoàn Thanh Niên Việt Nam Tự Do Đức Quốc. Bài Quốc Ca "Này Công Dân ơi…" được
toàn thể cùng cất cao tiếng như tiếng réo gọi của hồn thiêng sông núi. "Đứng lên
đáp lời sông núi…" vâng, đây là thời điểm mà con dân Việt Nam không thể ngồi yên
nhìn cảnh nước mất nhà tan trước sự xâm lược của bọn bành trướng Trung Cộng và
trước tập đoàn vong nô Cộng Sản Việt Nam. Sau lễ chào Quốc Kỳ là phút mặc niệm,
trong giây phút im lặng, trang nghiêm , không khí hội trường như chùng xuống,
một giây phút thiêng liêng, như cô đọng cả một quá khư tang thương của đất
nước.Vì "Cư an tư nguy" mà hàng triệu chiến sỷ đã "Vị Quốc Vong Thân" cho miền
Nam được Thanh Bình, Hạnh Phúc.
(Ô. Dương Trường Cửu- Mc của phần đầu Buổi Lễ Cầu Nguyện ) |
Sau bài diễn văn
của Trưởng Ban Tổ Chức là buổi Cầu Nguyện. Những nén hương thơm, những ngọn nến
đã được đốt sáng lên khắp giải sơn hà từ Nam chí Bắc. Một ngày mai đây, hàng
triệu triệu ngọn nến sẽ bùng lên đốt cháy bóng đêm ma quái mà nhà cầm quyền
Cộng Sản Việt Nam đang phủ lên đầu dân đen vô tội.
16 giờ 30 bắt đầu
buổi hội luận, Ông Phạm Trương Long đến tư Frankfurt và Ông Lê Trần Tỉnh đến
từ München, hai nhân vật chính cho đề tài "Biển Đông và Việt Nam". Qua hai
giờ thảo luận sôi nổi, Quý quan khách tham dự hầu như hài lòng về những gi
khuất mắc trong bối cảnh hiện tại của đất nước. Ô Lê Trần Tỉnh tâm sự : Ông
là người từ Đông Đức , tuy nhiên cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ chính nghỉa, vì
thế Ông sẽ đứng dưới ngọn cờ này để tranh đấu cho Tự Do- Công Lý và Nhân
Quyền cho Việt Nam.
Ngoài ra, trong
phần Hội Luận cũng có sự tham dự của Nhạc Sỹ Nguyễn Văn Nghệ, có lẻ chưa ai
biết nhiều về Nhạc Sỹ này. Ông Nghệ đến từ München, Ông đã sáng tác trên bốn
mươi bản nhạc, hầu hết là nhạc tranh đấu. Với không khí sôi nổi, hào hứng
của buổi hội luận gây cho ông ta nhiều cảm hứng, với cây đàn Guitar trong
nhạc phẩm ´"cùng đứng lên " do chính tác giả cất cao tiếng hát – Tiếng vổ
tay nồng nhiệt vang dội không ngừng.
( Ô. Phạm Trương Long và Ô. Lê Trần Tỉnh ) |
( Nhạc Sỹ Nguyễn Văn Nghệ-với trên 40 Bài hát nhạc đấu tranh ) |
18 giờ 30 Ông Dương
Trường Cửu-MC của phần Cầu Nguyện và Hội Luận đã tạm cắt chương trình – nghỉ
giải lao và dùng buổi ăn chiều do Ban Tổ Chức khoản đải.
19 giờ bắt đầu
chương trình phụ diễn văn nghệ; để mở đầu chương trình , Ban Tổ Chức cùng Ca
Sỷ Thanh Nga đến từ Miltenberg, Ca Sỷ Hồng Tâm đến từ Hanau, Ca Sỷ Hương Lan
đến từ Saarland trong nhạc phẩm " ViệtNam, Việt Nam ".Hảy gác lại quyền lợi
riêng tư, hảy gác lại danh lợi ảo tưởng để cùng mọi người cất cao hai tiếng
Việt Nam, Việt Nam- "Việt Nam đây câu nói đi xây tình người" chín chục triệu
dân quốc nội đang kêu gọi tiếng nói của Quý Vị-" hảy lên tiếng, đừng im
tiếng ".
MC Nguyễn Văn Hoàng
,tuổi trẻ Odenwald đến từ Breuberg tiếp tục giới thiệu chương trình tiếp
diễn : Ban Văn Vũ Điễm Sáng đến từ Darmstadt, có thể nói đây là Ban Văn Vũ
nổi tiếng của miền Tây nước Đức. Ban gồm có năm thiếu nữ và một thiếu niên,
văn vỏ song toàn, được sự giáo dục và đào tạo của một môn sinh cao cấp trong
phái Việt Vỏ Đạo – Môn vỏ truyền thống Việt Nam mà chưởng Môn Phái là Cố Sư
Tổ Nguyễn Lộc đã dày công sáng lập.
Ban Văn Vũ Điễm
Sáng đã khơi lại sự đấu tranh bất khuất và anh hùng của dân tộc Việt qua tấm
gương của Hai Bà Trưng, một trong những tinh thần bất khuất qua dòng lịch sử
chống quân xâm lược bạo tàn, hung ác Đại Hán.
( Xin cám ơn Ban Vũ Điểm sáng đến từ Darmstadt )
Buổi cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam được kết
thúc vào không giờ cùng ngày (24 giờ ). Chào thân ái, chào đoàn kết.
-Cám ơn Tuổi Trẻ
Odenwald, những trái tim Việt Nam mang dòng máu Lạc Việt.
-Cám ơn Chị Bình và
các cháu trong Ban Văn Vũ Điểm Sáng.
-Cám ơn Quý Ca Nhạc
sỹ đã hổ trợ cho Buổi Cầu Nguyện.
-Cám ơn Ban Nhạc
Lương Quốc Định cùng anh Trần Văn Thái phụ trách âm thanh.
-Cám ơn Quý Đồng
Hương đã đến chia xe cùng Ban Tổ Chức trong Buổi Cầu Nguyện.
-Cám ơn Quý Hội
Đoàn, Đoàn Thể, Đảng Phái Chính Trị không quản đường sá xa xôi hưởng ứng lời
mời của Ban Tổ Chức.
Đức Quốc ngày
30.10.2012
Lê Trung Ưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét