Đài VNHN , chủ nhật 26 tháng 6, 2016
Khời nguồn
từ một sáng kiến của ngoại trưởng Pháp Robert Schuman ngày 9 tháng 5, 1950 kêu
gọi Pháp-Đức chung sức sản xuất Than – Thép, như một bước đầu của một tiến
trình hòa giải tái thiết và ngăn ngừa chiến tranh của hai cựu thù sau Thế chiến
2 chấm dứt trước đấy 5 năm ( 8 tháng 5 ,1945), Cộng Đồng Kinh Tế Than Thép Âu
Châu ( CECA) hình thành năm 1951, trở thành Cộng Đồng Kinh tế Âu Châu (CEE)
ngày 25 tháng 3, 1957 do 6 nước Pháp, Đức, Bỉ, Hòa lan,Ý và Lục Xâm Bảo . Anh
quốc gia nhập Cộng đồng năm 1973. Cộng Đồng đổi tên thành Liên Hiệp Âu Châu
(Union Européenne) năm 1992. Đồng tiền chung EURO xuất hiện năm 2002 . Năm 2013
gồm có 28 quốc gia, qui tụ 508 triệu dân trong một thị trường chung.
Hai lý do thực hiện LHÂC :
-
Ngăn ngừa sự tái diễn
chiến tranh trong Âu Châu, giữa các nước Âu Châu như trong hai cuộc thế chiến I
và II trong vòng nửa đầu thế kỷ 20 với những tang thương thảm khốc……………………..
-
Cùng nhau tái thiết,
phát triển Âu Châu trong hòa bình, dân chủ, tự do…………..
Anh quốc gia nhập Cộng Đồng kinh tế Âu Châu năm 1973. Tình
trạng đặc biệt của nước Anh: không ở trong lục địa, cùng một ngôn ngữ và
quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ bên kia bờ Đại Tây Dương.
Anh quốc không vào trong khu vực đồng
euro, vì tin tưởng ở đồng bảng Anh hơn là
đồng euro mới ra đời, chưa trắc nghiệm, và nhất là Anh đang là một thị trường
tài chánh nhất thế giới sau thị trường Nữu Ước………………………..
Lý do Anh quốc rút
ra khỏi LHÂC , nhiều lý do dồn dập :
1- lịch sử và chính trị: chủ quyền bị mất khá nhiều, trên
phần nửa luật lệ áp dụng ở Anh do Liên Âu ( LÂ) ban hành và áp đặt. Quốc hội
Anh là một di sản trọng đại nhất để lại từ cuộc tranh đấu hạn chế vương quyền
Anh với hiến chương The Manga Carta năm 1215 khởi đầu hình thành một hiến pháp
không thành văn nhưng bền bỉ thiết lập một thể chế dân chủ đại nghị gương mẫu.
Trong thâm tâm, dân Anh không muốn mất quyền lập pháp.
2- sự phồn thịnh không trang trải công bằng. Giới giàu có ở phần lớn các thành thị,như các thành phần
hoạt động trong khu vực tài chánh, kinh doanh, thương mãi, dịch vụ, ngân hàng,
đa số còn lại sinh sống khó khăn,sinh ra bất mãn, cho rằng sự gia nhập Liên âu
chỉ có lợi giới giàu có.
3- dân các nước Liên Âu dồn dập đến làm việc khiến dân Anh gặp nhiều khó khăn khiến đa số đặc biệt
trong giới lao động thợ thuyền đổ tội cho LÂ đã cướp công việc làm ăn sinh sống
của họ.
4 – vật giá lên cao, nhất là nhà cửa địa
ốc, so với tất cả các nước phương Tây làm cho việc sở hữu một ngôi nhà trở nên
khó thực hiện dù có việc làm.
5- mổi năm Anh quốc đóng cho LÂ 13 tỷ euro mà được trợ giúp 8 tỷ. Dân chống LÂ muốn rằng số tiền ấy dành cho công tác xã hội,
y tế, giáo dục hơn là đóng góp cho LÂ.
6 -làn sóng nhập cư vào Âu Châu -riêng
năm 2015 hơn 1 triệu rưởi người – và từ đầu năm 2016 đến nay hơn 250 000
người gồm những người tị nạn chiến tranh từ Syrie, Lybie, Irak , những người
khác từ Phi Châu và Trung Cận Đông tìm đất sinh sống trong số chắc chắn có trà
trộn những thành phần khủng bố
Hồi
giáo cực đoan, các tên đặc công quyết tử của quốc gia Hồi giáo tự phong Syrie-Irak.
Nền an ninh và trật tự công cọng của các nước Âu Châu bị đe dọa.Pháp, Bỉ, Anh,
Đức thay nhau bị chúng tấn công. LÂ gặp nhiều khó khăn đối phó với bọn này và sự
phân chia gánh nặng đón nhận làn sóng di dân này đã gây nên nhiều tranh cãi nội
bộ. Đây là giọt nước cuối cùng làm tràn ly chịu đựng của
số đông dân Anh vốn đã bất mãn với LÂ vì các lý do kể trước.
Quyết
định tổ chức trưng cầu dân ý của thủ tướng Anh Cambronne vào lúc này thật là
khó hiểu dù trước và sau quyết định tai hại này ông đã dốc toàn lực cùng các
thành phần « ở lại LÂ » trong đảng Bảo thủ và trong đảng Lao động đối lập, thực hiện những cuộc
tranh luận sôi nổi với các đối thủ hung hãn cầm đầu bởi cựu Đô trưởng Luân Đôn
và chủ tịch đảng tân lập « Đảng Anh quốc độc lập ».
Hậu quả của cuộc ly hôn Anh quốc :
1-
với Anh quốc :
-
mất tư cách và qui chế một
quốc gia thành viên LÂ trong thị trường nội địa LÂ nửa tỉ người với mức thu nhập
cao. Xuất cảng sẽ giảm,
-
Giảm thế đứng chính trị
và ngoại giao trong cộng đồng quốc tế,
-
Các cơ sở tài chánh, kinh
tế, thương mãi, giáo dục, của Anh ở LÂ phải chịu qui chế dành cho các cơ sở ngoại
quốc,
-
Hàng triệu người Anh làm
việc trong LÂ mất các ưu đãi của công
dân LÂ, một số có thể bị mất việc,
-
Người Anh tiêu thụ hàng
nhập cảng từ LÂ phải trả giá cao hơn vì thuế đánh vào hàng ngoại,
-
Luân Đôn là thị trường
tài chánh và chứng khoán lớn nhất thế giới sau Nữu Ước sẽ bị thiệt hại vì không
còn được ưu đải trong LÂ như trước,
-
Ước tính tổng lợi tức PIB
của Anh sẽ bị giảm và thu nhập tính đầu
người cũng vậy ,
-
Quan trọng hơn cả là
Ecosse (Scotland) chắc sẽ bỏ nước Anh, trở thành một quốc gia độc lập tham gia
LÂ . Bắc Ái-Nhỉ-Lan cũng có thể tách khỏi Anh quốc, nhập vào Cộng Hòa Ái-Nhỉ-Lan,
thành viên của LÂ,Gibraltar thuộc Anh,sát cạnh Tây-Ban-Nha cũng có thể theo
gương Écosse,xin nhập vào nước này chăng.
2-
với LÂ :
-
LÂ mất một phần
quan trọng do sự ra đi của Anh quốc đứng hàng thứ 2 ở Âu Châu,đồng hạng với
Pháp, hàng thứ 5 thế giới về sức mạnh kinh tế,
-
LÂ mất một thành viên
quan trọng về mặt ngoại giao và chính trị
quốc tế : Anh là một thành viên cốt cán của Hội Đồng
Bảo An LHQ,
-
LÂ mất một lực lượng quân
sự, Anh đang cùng với Pháp, thành lập một đơn vị quân sự
nòng cốt của Âu Châu tiến lần đến một lực lượng quân sự của LÂ để tự bảo
vệ, giảm bớt sự lệ thuộc vào Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (OTAN) mà Hoa Kỳ
chỉ huy và đóng góp phần lớn……….,
-
LÂ mất sự đóng góp tài
chánh của Anh quốc,
-
Anh quốc giúp nhiều cho sự hợp tác liên minh của Âu
Châu với Hoa Kỳ,
-
LÂ có thể mất
thêm vài thành viên nối gót Anh nếu không thực hiện một sự
soát xét và cải tiến cơ chế, chánh sách hiện thời.
3- với thế giới :
-
Về mặt địa lý
chính trị,Trung Cọng và Nga đang nổ lực bành trướng thế lực, cạnh tranh và kìm
hảm thế giới Tây Phương mà LÂ là một bộ phận quan
trọng nhưng yếu bên cạnh Nga đang gây rối và chia rẽ Âu Châu.
-
Mất Anh quốc, LÂ yếu đi
trong lúc tổng thống Nga Putin không ngừng gây rối và
gây chia rẽ các nước Âu Châu, can thiệp trắng trợn vào nội tình Ukraine,
Géorgie………gần như trở lại thời chiến tranh lạnh.
-
Tổng thống Hoa kỳ, tổng-thư-ký
Liên Hiệp quốc, tổng thống Pháp, thủ tướng Đức, giám đốc Quỷ Tiền Tệ quốc tế đều
đã kêu gọi dân Anh ở lại LÂ vì sự ra đi của Anh có thể làm suy yếu LÂ trong lúc
Tây Phương cần có một LÂ mạnh để duy trì an ninh, hòa
bình và phát triển cho thế giới.
Thủ tục ly hôn Anh-LÂ :
-Thủ tục có thể kéo dài 2 năm nhưng càng sớm
càng tốt để rút ngắn thời kỳ chuyển tiếp
nhưng không nên hối thúc Anh vì nhiều việc phải làm trước khi ra đi ( nhân sự,
pháp lý, cơ cấu….). Anh quốc còn phải thương thuyết với LÂ một thỏa ước cộng
tác với LÂ như Na Uy, Thụy Sĩ. Nhưng cũng không thể chậm quá vì Anh quốc sẽ chủ
tọa LÂ trong sáu tháng tới, 70 dân biểu
LÂ người Anh ở trong quốc hội LÂ, một ủy viên trong Ủy ban LÂ và gần hai nghìn
nhân viên người Anh làm việc trong guồng máy LÂ. Với kết quả của cuộc trưng cầu
dân ý,tất cả những nhân sự này không thể hành sự như trước được dù chưa chính
thức ra khỏi LÂ trong lúc LÂ phải có những
quyết định tập thể không thể trì hoản để đối phó với những thách thức lớn về an
ninh, cải tổ sâu rộng……………...
- Một kiến nghị trên 3 triệu chữ
ký đang xúc tiến đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai vì có sư
gian trá lừa gạt công luận của phe « Ra đi ». Khó được chấp thuận vì
không có một tiền lệ như vậy, cuộc trưng cầu dân ý mới xẩy ra và những tố
cáo không đủ quan trọng , không đủ bằng
chứng.
- Thủ tướng Anh Cambronne từ chức, muốn tân thủ tướng đại
diện nước Anh giải quyết cuộc ly hôn với
LÂ vào đầu tháng 9 tới và ông đã thành lập một cơ quan đặc nhiệm để lo liệu từ
bây giờ các việc phải giải quyết do cuộc ly hôn.
- Anh quốc còn phải thương thuyết với LÂ một thỏa ước cộng
tác với LÂ như Na Uy, Thụy Sĩ như một đối
tác thân thuộc quan trọng để hai bên cùng có lợi………………………….
Tương lai của LÂ :
-Phải cải tổ sâu rộng. Bớt can thiệp vào nội bộ các quốc
gia hội viên, phải dung hòa hộp lý hai công thức :
1- Liên Bang Âu Châu : quá can thiệp vào nội bộ các thành viên, làm mất phần lớn
chủ quyền của các thành viên, không nước
nào chịu,
2- và Liên
Âu của các Dân Tộc, đặng tạo dựng được sức
mạnh cần thiết và hữu ích cho tổ chức chung.
- Bớt rườm rà tốn kém, hợp tác chặc chẻ trong một
số lãnh vực phát triển kinh tế,việc làm, tiếp nhận di dân, an ninh, quân sự và
một chính sách chung về đối ngoại.
Không can thiệp vào các lãnh vực khác của các quốc gia thành viên Liên Âu.
- Củng cố Khu vực đồng EURO với mục đích đảm bảo một thị trường tài chánh ổn định,
ngăn ngừa các khủng hoảng như đã từng xẩy ra cho mổi thành viên và cho LÂ nói
chung.
Tóm lại, cuộc ly hôn Anh và LÂ là một thách thức
lớn nhất của LÂ từ trước đến nay và cũng là một biến cố trầm trọng đe dọa đến
lãnh thổ của chính quốc Anh sau khi Đế quốc Anh vĩ đại , nơi mặt trời không bao
giờ lặn, đã tan biến sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Paris, 26 tháng 6, 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét