Mường Giang
Từ chiều 29 cho tới trưa ngày 30-4-1975, súng đủ loại lớn nhỏ đã
bắt đầu nổ vang khắp Sài Gòn. Kinh khiếp hơn hết là các loại bích
kích pháo B40-41, hỏa tiễn 122 ly, cứ bì bỏm liên tục, rót xuống
phi trường Tân Sơn Nhất và các vùng đông dân lân cận.
Rốt cục chỉ
có mặt nhựa ở phi đạo bị đan làm xoáy tung mà thôi. Nơi nơi bôn
hướng, cây cối, dây điện, gạch vôi và thân xác của những người lính
quèn lúc đó, vẫn còn ở lại để phòng thủ cái phi trường trống không,
chập choạng, ngả nghiêng thảm thê theo làn đạn địch. Ánh lửa hồng
từ các đám cháy, quyện với mùi khói khét và sơn vôi gạch vụn, theo
gió bốc mùi vào các ô cửa kính bị vỡ vì mãnh đạn bay lạc. Trong
Viện Quốc Gia Nghĩa Tử, nằm cạnh khu nghĩa trang Thánh Tây và phi
trường, trên đường Võ Tánh, là nơi tạm trú của mấy trăm gia đình di
tản thuộc các Ty Cựu Chiến Binh từ Miền Trung chạy vào. Mọi người
ai cũng đang co rúm giữa bốn bức tường mỏng manh loang lổ đan, nằm
ngồi trên nền xi măng hay các bàn ghế học trò lạnh lẽo, đói khát.
Lũ con nít thiếu nước, thiếu sữa nên la khóc inh ỏi.
Lúc đó trên
đường Võ Tánh từ cổng chính của Bộ Tổng Tham Mưu gần ngã ba Trương
Tấn Bửu chạy tới ngã tư Bảy Hiền, xa nhìn ngút mắt, có các đám cháy
lớn và nhiều quân xa chở lính cũng như thiết giáp đang dồn dập di
chuyển. Khói lửa, điêu linh và chết chóc, đã được chính người miền
Nam , qua cái rổ tự do dân chủ, hòa hợp dân tộc, để rước cọng sản
đệ tam quốc tế Hà Nội, mang từ Liên Xô và Trung Cộng, vào tận đất
Sài Gòn thơ mộng hiền hòa, vô ưu, vô tâm và vô trách nhiệm.
Trong nổi
câm nín của những ngày Việt Nam sắp mất nước, đất trời như cũng cảm
thông chia sớt với thân phận của một dân tộc nhược tiểu, bị chính
đồng bào mình, qua nhân danh lãnh tụ, đem bán đứng cho các thế lực
ngoại nhân, trong đó có đế quốc Tàu đỏ, là kẻ thù ngàn đời mãn kiếp
của dân tộc Việt. Bởi vậy bốn bề chỉ thấy cảnh tượng mông mênh sầu
thảm, qua cơn mưa hè đầu mùa sụt sùi lệ mắt. Trong góc phòng, có
chiếc máy thu thanh của ai đó mở suốt từ đêm qua, nhưng âm thanh
tuyệt nhiên vắng ngắt , lâu lâu phát ra những tiếng gió sè sè lãng
xẹt.
Giữa giờ thứ
25 chết chóc đang chực chờ, bổng thấy thèm những giọng ca thương
lính thuở nào, của những nam nữ ca sĩ phong lưu dỏm dáng, trắng
trẻo no tròn, với bộ đồ trận rằn ri, luôn còn nguyên nếp gắp và mùi
thơm vải. Tình nhất là trên túi aó có lúc lắc chùm huy chương đủ
loại, cũng như các phù hiệu của những binh chủng dữ dằn như Nhảy
Dù, TQLC, BÐQ, Lôi Hổ.. Cũng thấy nhớ tới những bài diễn văn bốc
lửa, đượm tình mến nước yêu dân của các đấng nguyên thủ, chính
khách, lãnh tụ, cha-thầy, kể cả các trí thức khoa bảng của Sài Gòn.
Rồi những cuộc biểu tình chống chính phủ, chống tham nhũng, chống
đàn áp tôn giáo, báo chí đến nỗi hàng trăm ký giả bị khủng bố bốc
lột gần trần truồng chịu đói lạnh không nổi, đành phải đi ăn mày để
có được tự do ngôn luận như các đồng nghiệp đang sống ở Hà Nội,
trong thiên đàng xã hôi chủ nghĩa, cái gì cũng có như ‘ nước đá ‘
xài không hết phải phơi khô để dành..
Nhưng
giờ này họ ở đâu ?, vì hôm qua còn thấy chường mặt đủ trên đài
truyền hình hay báo chí, hùng hổ phun bọt mép, khua cả tay chân quả
đấm đòi này nọ, để có thực quyền đối mặt với mấy trăm ngàn bộ đội
miền Bắc, đang lăm lăm súng đạn, mả tấu, để phanh thây xé xác đồng
bào. Họ nói có quyền mới có hòa hợp hoà giải,mang lại hòa bình cho
đất nước và trên hết người Việt không cần phải bỏ nước ra đi, để
phải chết vì thèm mấm tôm cà pháo nơi xứ người.
Tất cả gần
như chạy hết rồi, bỏ lại đồng bào thân yêu , lính tráng đồng đội
đang còn tử chiến với giặc khắp chiến trường, các thương bệnh binh
đang rên la trong quân y viện và mảnh đất Sài Gòn ba trăm năm,
trong cơn hấp hối :
1- Sài Gòn, những phút giờ hấp hối:
Hai mươi năm
chinh chiến, bao giờ cũng vậy, tới lúc cuối cùng chờ chết, vẫn là
người lính trận và đồng bào nghèo, không có phương tiện để vượt
thoát khỏi cảnh bom đạn. Lính chết thật oan khiên vì chiến đấu
trong đơn độc, không có đồng minh cũng như đồng đội yểm trợ, vì vào
giờ thứ 25, đâu có ai ngu như người lính VNCH, ở lại chết để không
có tiền tử tuất, kể cả chiếc quan tài vùi thây đời lính trận. Biết
nghĩ như vậy, những ai còn sống sót tơí ngày nay, phải nhỏ một giọt
nước mắt, dù muộn màng để cảm ơn họ. Lính chết oan khiên chẳng
những ngoài chiến trường khi phải đối mặt với kẻ thù hung ác, mà
còn chết lãng nhách nơi hậu phương bởi những cái lưỡi tắc kè xanh
xanh đỏ đỏ, giờ này nhìn lại cũng đỏ đỏ xanh xanh, đâu có thấy đổi
màu.
Người lính
Miền Nam bi hùng là thế đó, như vậy làm sao bảo họ phải chiến thắng
khối cọng sản đệ tam quốc tế, trong đó có Liên-Xô và Trung Cộng ?
Người lính đã ở lại tới giờ phút cuối cùng vào trưa ngày 30-4-1975,
đã là anh hùng thử hỏi có quân đội nào anh hùng hơn, kể cả quân
Pháp, Ðức, Anh trong Thế chiến 2.
Sau khi Hoa Kỳ cùng Bắc Việt đồng thuận ngụy tạo cuộc ngưng bắn bịp
vào tháng 2-1973, chấm dứt sự hiện hữu của Mỹ tại chiến trường.
Cũng từ đó, QLVNCH bị đem con bỏ chợ, chiến đấu trong thiếu thốn,
thiếu cấp chỉ huy trên thượng tầng, thiếu đạn dược, thuốc men, xăng
nhớt, các quân dụng khiến cho nhiều phi cơ, chiến xa phải nằm ụ vì
không có cơ phận sửa chữa hay thay thế. Tóm lại mọi sự đều do người
bạn đồng minh Hoa Kỳ tạo ra, như cắt quân viện, bội ước lời thề ‘
một đỗi một ‘ được chính siêu cường ký nói hứa hẹn bằng giấy trắng
mực đen. Trong khi đó thì Bắc Việt, từ Hồ Chí Minh tới Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ,
Phạm Văn Ðồng.. đã đem mãnh giang sơn gấm vóc của tiền nhân, cầm
bán thế chấp cho đệ tam cọng sản, nên được cả khối như Liên
Xô-Trung Cộng, Ðông Âu, Bắc Hàn, Cu Ba, các đảng cọng sản Ý, Pháp,
Mỹ và những thành phân ăn cơm miền nam lại theo VC miền bắc, giúp
đỡ hết lòng, từ cây kim hột gạo, cho tới bom đạn, tăng, máy bay,
tiền bạc và những cái lưỡi tắc kè đỏ đỏ xanh xanh đảo lộn sự đời.
Tệ nhất là lũ hề hữu danh vô thực, trong cái gọi là Liên Hiệp Quốc,
lúc nào cũng bưng bợ Hà Nội, như muốn đổ dầu vào biển lửa thống hận
trùng hằng tại Miền Nam.
Không chịu
nổi cái cảnh ứa gan, hiếp người ngã ngựa, nhà bỉnh bút quân sử thế
giới lương thiện và nổi tiếng là Louis A Fanning, đã phải viết lời
chửi Mỹ : ‘ Sau hiệp định Paris 1973, hơn 300.000 bộ đội cọng sản
quốc tế, được người Mỹ bỗng dưng tự tác cho ở lại trên lãnh thổ của
nước khác. Ðó là Miền Nam VN, một quốc gia độc lập, có chủ quyền,
quốc hội và không hề là thuộc địa hay các tiểu bang của Hoa Kỳ.
Trong lúc đó, VNCH là một đồng minh với Mỹ từ khuya , lại bị chính
Mỹ phản bội, lường gạt, cắt viện trợ và sỉ nhục mọi điều. Ðúng là
thái độ của bọn con buôn chính trị, hèn chi người Mỹ đã bị thế giới
tự do coi thường, vì đã bội tín với nhiều đồng minh của mình.’
Viết về tình
trạng đồng bào VN, sống giữa cảnh chết chóc của chiến tranh mạt
kiếp, đáng lẽ sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu không có đảng cọng sản Hà
Nội, khiến cho đất nước sau khi Nhật đầu hàng, thay vì sẽ có hòa
bình như nhiều nước trong vùng Á Châu, lúc đó cũng đang là thuộc
địa của bọn thực dân da trắng. Ðể diễn tả sự bất hạnh này, nhà báo
người Tây Ðức Une Siemon Netto, đã viết trong tờ International
Herald Tribune : ‘ giờ thì mọi người đã biết rõ cái thực chất cách
mạng cứu nước, mà cọng sản Hà Nội luôn dùng làm chiêu bài, để có cớ
gây nên một cuộc chiến vô luân, nồi da xáo thịt. Tiếc thay trước
tháng 5-1975, nhiều trí thức khoa bảng và nhà báo Tây Phương, đã
biết rõ cọng sản đệ tam quốc tế gây chiến tranh chỉ vì ý thức hệ và
trên hết chúng rất dã man tàn bạo. Nhưng vì họ ích kỷ, hám danh và
trên hết nhiều kẻ đã táng tận lương tâm, nên muối mặt, bẻ cong ngòi
bút, viết láo sai sự thật, để đầu độc môi người, nhất là dân chúng
Hoa Kỳ, đang có nhiều người thân tham dự cuộc chiến thần thánh, bảo
vệ tự do cho nhân loại tại Ðông Dương, đang bị Ðệ tam cọng sản quốc
tế tàn sát nhuộm đỏ.’. Hành động vô lương của bọn bồi bút, đã gây
nên nhiều nổi oan khiên tội nghiệp, khiến bao oan hồn lương dân vô
tội, đã bị bộ đội cọng sản miền bắc tàn sát dã man trong tết Mậu
Thân, nhất là tại Huế. Rồi mùa hè đỏ lửa 1972 trên đại lộ kinh
hoàng, từ Ðông Hà về Huế, trên quốc lộ 14 Dakto-KomTum, đường 13 An
Lộc-Bến Cát và đoạn đường số 1, từ Tam Quan-Hoài Nhơn-Phù Mỹ về Qui
Nhơn, qua những Lai Giang, sông Côn, sông Cả.. Nhưng bi thảm nhất
cũng vẫn là những ngày cuối cùng di tản tại Vùng I, vùng II trên
đường số 7, dân chúng lánh nạn gục chết như ra vì đạn kích pháo của
giặc, không cần biết hay thương hại cho mạng người lá rụng, dù
những mạng sống đó vốn cùng bộ đội VC, chung cháu Lạc con Hồng. Tóm
lại tất cả đều vô lý, đã khiến cho nhiều nhà báo ngoại quốc sau
này, phải kêu trời không ngớt, vì tự vấn lương tâm khi họ đả vô
tình hay cố ý, câm nín trước những thảm trạng của nam VN. Trong lúc
đó vụ Mỹ Lai (Quảng Ngãi), do chinh Hà Nội giật dây đạo diễn, đẩy
dân lành vô tội ra làm bia đỡ đạn cho lính Mỹ, thì được bao chi Tây
phương làm lớn chuyện, tuyên truyền không công cho Hà Nội, trong
suốt cuộc chiến.
Sài Gòn đã
bắt đầu xáo trộn từ tháng 3-1975, lúc miền Trung bị mất qua quyết
định sai lầm rút bỏ quân đoàn I và II của TT.Nguyễn Văn Thiệu, Thủ
Tứớng Trần Thiện Khiêm và Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu
trưởng QLVNCH lúc đó. Ngày 21-4-1975, Tổng Thiệu qua áp lực của Mỹ,
muốn thay ngựa theo ý của cọng sản Bắc Việt, để hòa hợp hòa giải,
nên ông phải tuyên bố từ chức tổng thống trong lúc đất nước nguy
ngập, ngàn cân treo chỉ mành và đã cùng Thủ tướng Khiêm, được Tòa
Ðại Sứ Mỹ, đưa ra khỏi Sài Gòn, tới Ðài Bắc trong đêm tối bằng máy
bay quân sự.
Việc bỏ nước
ra đi của TT. Thiệu, khác với trường hợp của Thủ Tứơng Khiêm hay
Ðại Tứớng Viên, vì hai người này chẳng hề bị đe dọa hay bắt buộc.
Trái lại Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào giờ thứ 25 của VNCH trong
tháng 4-1975, giống như cái chết của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ngày
2-11-1963, được quyết định bởi bàn tay của người Mỹ. Tổng Thống Diệm không cho người Mỹ đem quân vào VN nên bị giết
trong danh dự. TT Thiệu khôn ngoan từ chức ra đi, nên được sống những ngày thừa
nơi quê người, chịu bia miệng nguyền rủa, vì ham sống sợ chết, dù
rằng con kiến cũng muốn sống. Ðó là sự thật của lịch sử, của thân
phận nhược tiều VN, mà các tài liệu Mỹ đã hé mở cho mọi người cùng
đọc, trong vài năm trước đây và còn được lưu trữ phổ biến khắp mọi
văn khố, kể cả VC. Ngoài ra, cũng theo sử liệu, chính Tổng Thống Trần Văn Hương,
muốn người Mỹ đem Tổng Thống Thiệu ra khỏi nước tức tốc, mà theo TT
Hương, đó là kỳ đà cản mũi, nên ông ta không thể trị nước hay chống
Cộng được.
Thương nhất
là Cụ Trần văn Hương lúc đó, đã gần đất xa trời, thêm mắt mũi kém,
lại bị Mỹ bắt làm Tổng Thống VNCH, theo điều kiện của Bắc Việt.
Nguyên thủ như vậy, nên miền Nam bị mất là cái chắc, dù sớm hay
muộn cũng thế thôi. Sau đó lại màn thay ngựa cuối cùng, để Dương
Văn Minh danh chánh ngôn thuận, kết thúc cuộc chiến từ đầu cũng do
VC sắp đặt và cuối cùng cũng do VC quyết định, qua miệng kẻ cầm
quyền của miền Nam, dù chỉ có hai ngày làm vua ngắn ngủi.
VNCH đang
lúc lâm nguy vì thù trong giặc ngoài. Cả triệu quân, công, cán
cảnh.. lúc đó đang xã thân, dùng xác người thay súng đạn Mỹ, làm
công sự cản xe tăng hứng đạn pháo của cọng sản khắp mọi nẻo đường
dẫn vào thủ đô, thì cũng lúc đó những sâu bọ nơi hậu trường chính
trị, hăng say toắc mồm, áo thụng vái lạy ông, bày ra những trò hề
tác tệ, để tự phong quan gắn chức, làm nản chí những người lính
đang xả thân nơi chiến trường, bắt QLVNCH phải tan hàng rã ngũ
trong tức tủi oan khiên và cuối cùng làm cho cả nước phải sống đọa
đày thương đau, trong cùm gông xã nghĩa từ ấy cho tới bây giờ, qua
41 năm đoạn trường máu lệ,vẫn không hề thay đổi, vẫn không có tự do
dù chút tự do để nói lời chân thật trong đáy hồn mình.
Nhưng dù gặp
khó khăn nguy hiểm, các lộ quân còn lại của VNCH vẫn cản nổi quân
xâm lăng Bắc Việt, trên khắp các tuyến đường dẫn vào Sài Gòn. Chính
hành động phi thường này, nên dù VNCH không còn nửa, vẫn được thế
giới ngợi khen và kính phục, như Peter Kohn đã viết trên tờ the
Wall Street Journal :’Quân đội VNCH là một quân đội can đảm và
chiến đấu lão luyện. Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi trên nhiều địa
danh, mà người Mỹ hoặc thế giới biết hay chưa biết tới. Quân đội ấy
đã hào hùng ngạo nghễ với địch , qua hàng ngàn chiến trận, tiền đồn
hẻo lánh hiu hắt. Quân đội ấy không được trang bị như quân Mỹ hay
bộ đội cọng sản Hà Nội. Thế nhưng từ khi Hoa Kỳ rút quân về nước
hay lúc đầu quân Mỹ chưa vào VN, vẫn hiên ngang chiến đấu trong
suốt 20 năm khói lửa, gần như bảo toàn trọn lãnh thổ của cha ông,
từ phía bên này vỹ tuyến 17 cho tới Cà Mâu, đến khi bị Việt gian
đâm sau lưng, VC bắn trước mặt, mới đành để mất non sông vào tay đệ
tam cọng sản quốc tế’.
Cũng vì phải
chiến đấu khắp các mặt trận, nên đã có hằng trăm ngàn người lính
phải chết, hằng triệu thương phế binh, cô nhi quả phụ. Tới giờ phút
cuối cùng, đã biết nước sắp mất, chết chỉ thêm uổng mạng nhưng họ
vẫn hiên ngang chiến đấu tại Khánh Dương, Phan Rang, Phan Thiết,
Xuân Lộc, Long An, Tây Ninh, Củ Chi , Biên Hòa và Sài Gòn. Tất cả
đều là những chiến tích để đời và lưu danh thiên cổ trong dòng sử
Việt
Cuối cùng
trong giờ thứ 25, QLVNCH đã xử sự một cách mã thượng anh hùng. Thay
vì dùng vũ lực bắt trọn Toà Ðại Sứ và Cơ Quan Dao làm con tin, như
Iran đã từng làm, để gây áp lực, bắt Hoa Kỳ phải giữ lời hứa, dùng
B52 đuổi bộ đội cọng sản rúr về phía bên kia vỹ tuyến 17 như Hiệp
định Geneve năm 1954 và 1973 qui định. Nhưng họ vẫn không làm như
vậy, vẫn tôn trọng kỷ luật quân đội, biểu lộ nét hào hùng văn hiến
ngàn đời của một dân tộc có văn minh, văn hóa VN, khi cố gắng phòng
thủ và tiếp tục chiến đấu khắp nơi, giúp cho Mỹ và những đồng đội,
cấp chỉ huy hèn nhát, bỏ chạy khỏi nước một cách an toàn, trước khi
giặc Hồ vào Sài Gòn trưa 30-4-1975. Họ đáng được ca tụng và kính
phục.
Chính hành
động phi thường và thái độ mã thượng này mà sau tháng 5-1975, chính
phủ và quốc hội Hoa Kỳ mới cho phép người Việt vào đất Mỹ, để phần
nào trả lại chút Ân Tình cho QLVNCH. Chúng ta đừng quên điều này dù
muốn hay không muốn chấp nhận sự thật .
2- QLVNCH tử chiến trong giờ thứ 25:
Sau khi được
400.000 quân Trung Cộng phòng thủ đất Bắc, cọng sản Hà Nội xua toàn
bộ quân đội xâm lăng miền Nam. Mai mỉa nhất là lúc mà Dương Văn
Minh cùng nội các mới, hy vọng được hòa hợp hòa giải với VC, để
chúng chia chức nhín cho một chút quyền trong cái chính phủ liên
hiệp, nếu có cũng chỉ là thứ bù nhìn, như MTGPMN được dựng lên, từ
12-1960 tới tháng 5-1975. Ðây chính là thời điểm , mà Bắc Bộ Phủ
gọi là giờ G, ngày N, để tổng tấn công chiếm Sài Gòn. Ðó là lúc nửa
đêm 29-4-1975, thời gian Hà Nội qui định cho tất cả các cánh quân,
từ năm hướng tiến vào thủ đô. Ðây cũng là thời gian qui định cho
bọn đặc công, biệt động nằm vùng, chui ra khỏi các hang ổ để gây
hỗn loạn trong thành phố, chỉ đường, bắt tay cho bộ đội miền Bắc.
Tại Mặt Trận
Miền Ðông Nam Phần, từ sau ngày SÐ18BB và Lữ Ðoàn 1 Dù, rút lui an
toàn về Bà Rịa, Quân Ðoàn III đã tái phối trí lại các phòng tuyến
mới vào những ngày cuối tháng 4-1975.
Vì SD18BB của Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo bị thiệt hại nặng nề sau 12
ngày ác chiến với cọng sản Bắc Việt. Ngoài Trung Ðoàn 48/18 của
Trung Tá Công, tương đối quân số còn nguyên vẹn, các Trung Ðoàn
52/18 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng, tại Mặt Trận Ngã Ba Dầu Giây-Túc
Trưng, thiệt hại hơn 80% quân số và Trung Ðoàn 43/18 của Ðại Tá Lê
Xuân Hiếu, tử thủ trong thị xã Xuân Lộc, thiệt hại trên 30% nhất là
Tiểu Ðoàn 2/43/18 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, là đơn vị cuối cùng
rời Long Khánh. Do đó sau khi chỉnh đốn lại đơn vi, SD18BB được
giao trách nhiệm phòng thủ tuyến phía đông Sài Gòn, từ kho đan
thành Tuy Hạ chạy dài tới Tổng Kho Long Bình. Riêng BCH Hành quân
của SD18BB đặt tại căn cứ Hải Quân Cát Lái. Phòng tuyến của SD 18BB
tiếp giáp với vị trí phòng thủ của Lực lượng Nhảy Dù, Trường Thiết
Giáp và Bộ Binh Thủ Ðức.
Tỉnh Phước
Tuy và Ðặc Khu Vũng Tàu, trong đó có quốc lộ 15 được Lữ Ðoàn 1 Nhảy
Dù, SD3BB phối họp với các lực lượng DPQ + NQ của Phước Tuy và Bình
Thuận di tản từ miền Trung vào. Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, tư lệnh
SDTQLC kiêm Tổng trấn đặc khu Vũng Tàu. Riêng SD3BB từ vùng1CT di
tản vào, quân số kể luôn SD1BB cộng được hơn 1000 người, lập thành
2 tiểu đoàn thuộc Trung Ðoàn 2/3 và 56/3 vẫn do Thiếu tướng Nguyễn
Duy Hinh làm tư lệnh. SD3BB được tăng cường thêm Chi đoàn 2/15
Thiết Kỵ và Lữ Ðoàn 1 Dù, bảo vệ QL15, thị xã Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tỉnh Biên
Hòa và phi trường do Lực lượng III xung kích của Chuẩn Tướng Trần
Quang Khôi, được tăng phái thêm 2 Lữ đoàn 147 và 258 TQLC phòng
thủ. Từ ngày 28-4-1975, để bảo vệ thành phố Biên Hòa, Liên Ðoàn 81
Biệt Kích Dù bố trí trong phi trường giữ mặt bắc Bộ tư Lệnh QDIII.
Một TD/TQLC thuộc Lữ Ðoàn 258 bảo vệ BTL.QDIII, các thành phần còn
lại của Lữ Ðoàn, phòng thủ mặt nam BTL. Quân Ðoàn. Lữ Ðoàn Nhảy Dù
giữ hai Cầu Mới và Sắt cùng các nút chận vào thị xã. Riêng Lực
Lượng III Xung kích gồm Chiến Ðoàn 315 phòng thủ từ Ngã ba Hố Nai
đến Ngã tư Lò Than. Chiến đoàn 322 giữ từ Ngã tư Lò Than tới cổng
phi trường Biên Hòa và Chiến đoàn 318 từ phi trường tới Cầu Mới.
Về phía bắc
Sài Gòn có SD25BB của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá được tăng phái thêm
hai Liên Ðoàn 8 và 9 Biệt Ðộng Quân, trách nhiệm Tây Ninh và Củ
Chi-Hậu Nghĩa. Mặt trận phiá bắc tỉnh Bình Dương là trách nhiệm của
SD5BB của Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, kể cả Trung Ðoàn 8/5 của Ðại Tá
Nguyễn Bá Mạnh Hùng tăng phái cho Lực Lượng III Xung kích của Tướng
Khôi ở Hưng Lộc, vừa được trả về. Phòng tuyến phía nam Sài Gòn là
Long An, có SD22BB ở Bình Ðịnh di tản tới, phối hợp với Lực Lượng
99 Tuần Thám Ngăn Chận của Hải Quân và DPQ+NQ.Long An, từ lâu nổi
tiếng là kiêu dũng thiện chiến, không kém gì quân chủ lực. Như vậy
trừ ba SD7,9 và 21BB của QDIV phải bảo vệ lãnh thổ của các tỉnh
thuộc Vùng 4/CT. Phía VNCH chỉ còn lại : sáu Sư Ðoàn gồm
SD5,18,22,25 bô binh + Hai Lữ Ðoàn 1 và 4 Nhảy Dù + Sư đoàn TQLC +
Lực Lượng III Xung Kích +Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù +4 LiênÐoàn
BDQ + DPQ và NQ + 625 chiến xa đủ loại và 400 pháo, tất cả chừng
240.000 người, để bảo vệ Sài Gòn. Trong khi đó VC tung vào 5 lộ
quân với quân số trên 280.000, gồm 15 Sư đoàn BB + 5 Lữ đoàn biệt
lập + 4 Lữ đoàn thiết giáp + 6 Trung Ðoàn Ðặc công.Tất cả được
trang bị đầy đủ với các vũ khí bom đạn hiện đại, không thua gì quân
đội Mỹ.
Từ chiều
ngày 29-4-1975, hai Bộ Tư Lệnh Không quân và Hải quân VNCH đã di
tản chiến thuật, kể cả Tướng Nguyễn Văn Toàn (Tư lệnh QDIII) và Ðại
Tướng Cao Văn Viên, Tổng TMT từ chức. Do đó, tổng thống mới nhậm
chức là Dương Văn Minh, cử Tướng Vĩnh Lộc lên thế chức Tổng Tham
Mưu Trưởng. Ðến tối cùng ngày, Tướng Lộc ra lệnh cho SD18BB về bố
trí từ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hoà, tới Thủ Ðức.
Từ đầu tháng
4-1975, trường Bộ Binh Thủ Ðức đã dời về Long Thành-Biên Hòa, đông
nghẹt sinh viên các khóa, trong đó có hai quân trường từ Ðà Lạt di
chuyển về là Trường Võ Bị và Chiến Tranh Chính Trị. Lúc 8 giờ tối
ngày 27-4-1975, trường Bộ Binh lại có lệnh di chuyển trở về trường
củ ở Thủ Ðức. Tới 8 giờ sáng ngày 30-4-1975, có bốn T54 của cọng
sản Bắc Việt từ Xa Lộ Biên Hòa, tấn công trường, bị Pháo Binh 105
bán trực xạ cháy 3 chiếc tại chỗ. Nhưng chiếc còn lại đã nhập dược
vào trung tâm, sau khi thoát được các tầm đạn M72 của sinh viên,
bắn tử thượng Trung Tá Ông văn Tuyên, Trung sĩ I Nhân và 5 sinh
viên, cùng 10 người bị thương, trong số này có Trung Tá Vương Bá
Thuần. Cuối cùng chiếc tăng trên bò ra khỏi trường và bi M72 bắn
đứt xích, nằm tại Niệm Phật Ðường cạnh Chợ Nhỏ, nhưng vẫn tác xạ dữ
dội vào trường. Giờ chót, có hai sinh viên Thủ Ðức, chưa được gắn
Alpha, tình nguyện mang lựu đạn lân tinh loại xuyên phá, mới tiêu
diệt được chiếc T54 này.
Cũng tại
Long Bình vào sáng ngày 29-4-1975, Tiểu đoàn 43 thuộc Liên Ðoàn 4
BDQ, do Thiếu Tá Xẻn làm TDT, được lệnh của Biệt Khu Thủ Ðô,tăng
phái phòng thủ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Từ 2 giờ 30 chiều
cùng ngày, VC đã về tới Trung Chánh-Hóc Môn, sau khi chiếm được Căn
cứ Ðồng Dù của SD25BB, căn cứ Pháo binh Lòng Tảo và đánh tan Trung
Ðoàn 46/25BB trên QL số 1 từ Củ Chi về Tân Phú Trung. Lúc đó Trường
Quân Vận đối diện với TTHL Quang Trung cũng đã mất, nên Chiến xa
của VC bắt đầu tấn công trung tâm, nhưng không ngờ trong đó không
phải chỉ có tân binh quân dịch, mà còn sự hiện diện của một tiểu
đoàn BDQ vơí hơn 500 tay súng, suốt cuộc chiến, đã cùng với các
TD41,42,44 là những cọp ba đầu rằn tung hoành như chỗ không người
trong mật khu sình lầy của Vùng 4 Chiến thuật. Tối 29-4-1975, qua
hệ thống truyền tin của TD43BDQ, mới biệt BTL Biệt Khu Thủ Ðô đã bỏ
chạy, chỉ còn các sĩ quan cấp uý ở lại nhưng BCH.Biệt Ðộng Quân và
Tướng Ðổ Kế Giai vẫn còn nguyên vẹn tại Trại Tô Hiến Thành. Bên
trong chiến hào của TTHL Quang Trung, cũng như suốt đoạn đường từ
ngã ba Trung Chánh- Hóc Môn, về tới Ngã tư Bảy Hiền, các đơn vị
kiệt hiệt nhất của QLVNCH như BDQ, Biệt Cách Dù và Nhảy Dù đang đợi
chờ một trận đánh cuối cùng dũng liệt như SD18BB, LD1ND,TD82BDQ và
DPQ Long Khánh, tại Xuân Lộc, thì trưa 30-4-1975 bị Dương Văn Minh
ban lệnh buông súng rã ngũ, một cách tức tủi đoạn trường.
5 giờ chiều
ngày 29-4-1975, các mặt trận, lính vẫn chiến đấu không ngừng nghĩ.
Tại Biên Hòa, các đơn vị TQLC, Biệt Cách Dù và các Chiến Ðoàn thuộc
Lực Lượng III Xung Kích, đã ngăn chống VC tại các phòng tuyến vô
cùng đẫm máu kinh hoàng.
Tại
BCH.Thiết Giáp trong trại Phù Ðổng, cũng là nơi đặt tạm BTL.QDIII
từ Biên Hòa di tản về, cũng như Trung Tâm Hành Quân /BTTM/QLVNCH
gần như không còn đại bàng để nhận tin chiến trường và quyết định
lệnh lạc. Cho tới 22 giờ 30 đêm 29-4-1975, Phế tướng Nguyễn Hữu Có,
người vào năm 1965 bị Nguyễn Cao Kỳ lột chức và bắt ở lại Hồng Kông
không cho về nước, cách đó vài giờ, vừa được TT.Dương Văn Minh gắn
cho cái lon Trung Tướng, lên máy ra lệnh cho SD18BB của Thiếu Tướng
Ðảo và LL3XK của Tướng Khôi, cố gắng giữ yên phòng tuyến trong đêm
29-4-1975, để rạng sáng ngày 30-4-1975 sẽ có hòa bình vì cọng sản
Bắc Việt đã chịu hòa họp hoà giải hòa chung máu lệ với TT. Minh và
lực lượng thứ ba đối lập.
Nhưng 23 giờ
45 đêm 29-4-1975, Bắc Việt đã không hòa hợp mà lại tấn công dữ dội
bằng bộ binh và chiến xa khắp các phòng tuyến tại Biên Hòa. Hai bên
gần như cận chiến với khoảng cách chừng 10-15m, nhất là tại phòng
tuyến do quân Dù, TQLC và Chiến Ðoàn 315 của Trung Tá Ðổ Ðức Thảo
có chiếnxa M48 tham chiến.
2 giờ sáng
ngày 30-4-1975, phòng tuyến SD18BB của Tướng Ðảo tại Long Bình bị
VC tràn ngập, quân ta từ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa phải rút về
Thủ Ðức.
Riêng Chiến
Ðoàn 3, thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù của Thiếu Tá Phạm Châu
Tài, quân số hơn 1000 người, từ Biên Hòa được điều động về bảo vệ
Bộ Tổng Tham Mưu từ 5 giờ 30 ngày 26-4-1975. Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn
đóng tại Building số 1, đối diện vối Trại Võ Tánh. Các Biệt đội 811
của Ðại Uý Lâm đóng trong Lục Quân Công Xưởng. Biệt đội 812 của Ðại
Uý Ánh đóng ở giữa cổng sau TTM và Tổng Y Viện Cộng Hòa. Biệt đội
813 của Ðại Uý Thạch rải quân từ Ngã Tư Bảy Hiền tới Trại Phi Long
của Nhảy Dù và Biệt Ðội 815 của Ðại Uý Lợi là lực lượng trừ bị của
Chiến Ðoàn, đóng trước cổng Bộ TTM.
Từ ngày
28-4-1975, các đại bàng ở Bộ TTM, Bộ Tư Lệnh QD3, Quân Khu Thủ Ðô..
từ Ðại Tướng trở xuống đã di tản chiến thuật, nên coi như không còn
ai ra lệnh cho thuộc cấp dưới quyền. Về việc tên phi công nội tuyến
Nguyễn Thành Trung, dẫn đoàn máy bay của KQ.VNCH bỏ lại ở Phù Cát,
Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất, không bị Chiến Ðoàn
3 Biệt Cách Dù bắn hạ, vì đã tưởng là phe ta làm đảo chánh.
Chiều ngày
29-4-1975, tướng Vĩnh Lộc được TT.Minh cử làm Tổng Tham mưu trưởng
thay Cao Văn Viên, còn Nguyễn Hữu Có thì gắn ba sao, xưng là Tổng
Tham Mưu Phó. Ngoài ra còn có VC nằm vùng Nguyễn Hữu Hạnh, cũng
được Dương Văn Minh gắn sao tướng, dù Có và Hạnh đã bị giải ngũ từ
lâu. Mới đây VC lại cho các tên hề Có, Hạnh và Triệu Quốc Mạnh làm
cuộc phỏng vấn cuội tại Sài Gòn, do bọn Việt gian hải ngoại từ
Canada về thực hiện, rồi đem phát trên đài để lừa bịp người Việt
trong và ngoài nước, một cách trơ trẽn vì câu chuyện lãng xẹt của
đám sâu bọ, từng làm xấu hổ danh dự và thể thống của người lính
VNCH năm nào.
Từ 6 giờ 30
sáng ngày 30-4-1975, VC pháo kích bừa bãi hỏa tiễn 122 ly vào khu
dân cư đông đúc, có mấy trái rớt xuống đường Võ Di Nguy, làm nhiều
đồng bào thương vong. Các trái khác rơi vào vòng thành Bộ TTM. Trên
các đường phố dẫn tới Ðại Lộ Chí Lăng, chiến xa Bắc Việt đã xuất
hiện, bắn vào Bệnh Viện Vì Dân tại Ngã Tư Bảy Hiền nhưng bị Biệt
Cách Dù, dùng súng đại bác M90 ly không giựt, chỉ trong vòng 15
phút, bắn cháy 6 chiếc T54, PT76 cùng với một khẩu pháo phòng không
có bánh xe kéo, với nhiều đặc công bị chết, nằm rải rác từ Bảy Hiền
tới Bộ TTM.
9 giờ 30
sáng ngày 30-4-1975, TT Dương Văn Minh ra lệnh cho Chiến Ðoàn 3
Biệt Cách Dù, lúc đó còn đang tử chiến với VC, phải ngưng đánh
nhau, để chờ đầu hàng. Tuy nhiên nhiều toán không tuân lệnh, vẫn
tiếp tục bắn vào các đoàn xe của VC, sau đó tự tử tập thể bằng lựu
đạn vào giờ thứ 25. Riêng 2 Chiến Ðoàn Biệt Cách Dù do Ðại Tá Phan
Văn Huấn chỉ huy, sáng ngày 30-4-1975, từ Suối Máu rút về Nghĩa
trang Quân Ðội Biên Hòa, khi nghe lệnh Dương Văn Minh bắt đầu hàng,
nên cũng rã ngũ tại đây.
Khôi hài
nhất là lúc mà người lính đang nối tiếp nhau ngã gục khắp các chiến
trường, để bảo vệ cho thủ đô Sài Gòn và cuộc di tản bằng máy bay
trực thăng của Mỹ, trên các mái nhà tại Cơ quan Dao và Tòa Ðại Sứ,
thì gần hết tướng lãnh bỏ chạy trước. Còn Chính phủ Dương Văn Minh
vừa mới nhậm chức, thì đã sai Nguyễn Văn Huyền vào Trại David, để
thương thuyết với giặc xin đầu hàng, nhưng bị Võ Ðông Giang làm
nhục và bắt giam luôn bọn Việt Gian Chân Tín, Châu Tâm Luân và Trần
Ngọc Liễng, từ chiều ngày 29-4-1975, khi vào làm sứ giả hòa bình.
Trong cuộc
di tản ra khỏi nước, ngoài người Mỹ còn có đủ mọi thành phần lúc
đó, từ quan tướng, trí thức, thầy cha, nhà báo, ca sĩ, mẹ mìn, đĩ
điếm, gian thương Ba Tàu.. Nhiều tên vô liêm sỉ còn đem cả vợ
con mình dâng cho Mỹ đen lẫn trắng, để đổi lấy chổ chạy trên máy
bay ra khỏi nước. Loại người này, giờ cũng chính là những tên đầu
tiên, trở về nguồn khi đi hết biển, để làm ăn hợp tác với VC. Tất
cả đạp lên đầu lẫn nhau để kiếm một chỗ chạy ra khỏi nước trốn cọng
sản. Lúc đó không còn ai thèm nghỉ tới tư cách, thể diện, trinh
tiết hay gì gì nửa. Kỳ cục nhất là những chuyên viên đối lâp, phản
chiến, phá hoại và nói xấu chính phủ VNCH, giờ phút cuối lại là
những thành phần hăng hái chạy trốn nhiều và trước hết. Bốn mươi
mốt năm sau mới chợt hiểu, thì ra họ chỉ có thể chũi người quốc gia
mà thôi. Với cọng sản, dù chỉ mới léng phéng mồm miệng, không bị
roi đòn thoi đấm, hay ăn mã tấu, vào tù, bị cột đá neo sông, mới là
chuyện lạ. Bởi vậy phải nhanh chân chạy trước ra ngoại quốc, để
được tiếp tục đối lập với người Việt tị nạn, lần nữa làm tôi mọi
cho cọng sản, dù rằng đã vì chúng mà phải một lần chuốc lấy sự nhục
nhã năm nào.
Sài Gòn náo
loạn khắp nơi, dân chúng ùn ùn kéo tới các ngân hàng rút tiền ký
thác. Các Tòa Ðại Sứ lần lượt đóng cửa, cũng như nhiều Hãng Máy bay
ngưng hoạt động vì sợ họa lây. Hòn Ngọc Viễn Ðông như đã chết vào
những ngày gần cuối tháng 4-1975.
Thế rồi 9
giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, trong lúc mọi người đang mê tỉnh trong
cơn hấp hối của đất nước, thì Dương Văn Minh vì nghe lời xúi dại
của bọn thân Cộng như Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Hữu
Hạnh, nên lợi dụng chức vụ tổng thống tổng tư lệnh quân đội, ép
QLVNCH buông súng rã ngủ, trong khi tất cả còn đang tử chiến với
giặc ngoài biên đình.
Hỡi ơi VN
chỉ vì một tên hám danh lừng khừng, mà cả một dân tộc chịu cảnh lầm
than nô lệ từ bốn mươi mốt năm qua và không biết tới bao giờ mới
thoát khỏi xích xiềng tù ngục. Tất cả đều là ý trời, là số mệnh, là
hậu quả tất yếu của một hậu phương miền Nam vô tình bạc nghĩa, chỉ
biết hưởng thụ cá nhân, nên chẳng bao giờ chịu chia xẻ nỗi đau cùng
cực của người lính, đã vì họ mà vong thân hay tàn phế nữa đời.
Nhưng rồi
giặc chiếm được nước, tất cả dân lính cùng chịu cảnh tan tác phân
ly không chừa hay bỏ sót một thành phần nào, kể cả những người một
thời theo giặc. Lính bỏ súng vào tù, dân không còn được lính bảo
vệ, nên bị đe dọa mạng sống và mất hết tự do kể cả quyền sống làm
người dân thường bên vệ đường.
Trưa
30-4-1975, bộ đội Bắc Việt "hồ hởi "tiến vào Sài Gòn. Người người
cùng cười dù đang thúi ruột, vì lần đầu tiên được chạm mặt với rợ
Hồ, lù khù, ngô nghê. Nhiều chàng nàng cục mịch trong bộ đồ trận,
với nón cối, dép râu, y chang những con dã nhân trong sở thú. Vậy
mà suốt bốn mươi mốt năm qua, tháng tư nào cũng khoe là mùa xuân
đại thắng, hay huênh hoang nhận đại là quân đội nhân dân anh hùng.
Phút cuối
vẫn còn một số đơn vị Dù, TQLC, BDQ, Biệt Cách Dù.. không thèm nghe
lệnh của Dương Văn Minh. Họ chận đánh cọng sản Bắc Việt, trên các
đường phố Hồng Thập Tự, Thị Nghè. Tại Ðại lộ Thống Nhất, lính Dù và
BDQ bắn M72 vào xe tâng VC khi chúng tiến vào chiếm Dinh Ðộc Lập.
Ðúng 12 giờ
30 trưa ngày 30-4-1975, lá cờ vàng ba sọc đỏ của quốc dân VN treo
trên nóc Dinh Tổng Thống VNCH bị giặc tước bỏ. Dương văn Minh và
toàn bộ nội các có mặt tại dinh, bị bộ đội miền bắc, nhốt giữ tại
chỗ, dù từ lớn tới nhỏ, đã sùi bọt mép nịnh bợ ca tụng chúng. Nhục
nhã muôn đời là cả đám bị thu hình trước ống kính của hằng trăm nhà
báo ngoại quốc. Cũng vào giờ phút mà Dương văn Minh bị còng tay gục
đầu, thì tại Bộ Quốc Phòng, Trung Tá Nguyễn văn Cung, thuộc SD18BB
khi nghe tin đầu hàng đã tự sát. Nhiều lính Dù cũng dùng súng M16
kết liễu đời trai trước Tổng Cục Chiến Tranh Chính trị. Trong trại
Hoàng Hoa Thám, một toán lính Nhảy Dù, nắm tay làm thành vòng tròn,
rồi mở chốt lựu đạn để cùng chết tập thể. Một Ðại Úy Cảnh Sát tự
bắn vào đầu chết trước Quốc Hội. Trong khi đó các tướng lãnh Phạm
văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Lê nguyên Vỷ, Trần Văn Hai..
cũng quyên sinh khi thành mất. Ðó là những hình ảnh tuyệt vời, ngàn
đời khắc sâu trong tâm khảm của người Việt và những trang sử bất
diệt của dân tộc.
Sài Gòn đã
chết từ đó, dân chúng thành đô dửng dưng trước chủ mới. Cùng lúc,
có nhiều con khỉ trong sở thú, vừa được sổ chuồng, cổ quàng khăn
đỏ, tay phất cờ máu, trang bị súng đạn lượm được của lính bõ bên vệ
đường, chễm chệ trên các xe quân đội, tung tăng múa rối khắp đường
phố, cổ võ, làm oai, hoan hô, đã đảo một cách lố bịch.
Trưa đó, 125
nhà báo ngoại quốc còn nán lại, đổ xô tới chiêm ngưỡng những anh
hùng cách mạng, mà từ năm 1960-1975, họ đã không ngớt xưng tụng và
tô son đánh phấn khắp thế giới không tiếc lời. Nhưng sự thật đã làm
té ngửa các trái tim thú vật, khi biết được tất cả chỉ là sự tuyên
truyền lừa bịp của miệng lưỡi cọng sản, mục đích để cho thế giới có
thành kiến không tốt và ghét bỏ VNCH. Có như vậy họ mới bỉ ổi ca
tụng một chiều cuộc xâm lăng miền Nam của Bắc Việt, mà không cần
phải tìm hiểu sự thật.
Từ đó, thế
giới mới bắt đầu tỉnh ngộ và chịu viết về một sự thật mà họ đã cố
tình dấu diếm : ‘ Không có ai là người miền nam, tất cả đều là bộ
đội miền bắc, trong tập đoàn đệ tam cọng sản quốc tế, do Liên
Xô-Trung Cộng cầm đầu ‘.Riêng Norman Podhreta, khi về nước đã viết
trên tờ Los Angeles times :’ Nam VN bị mất, không phải vì cấu xé
nội bộ, cũng không do nhiệt thành quốc gia hay vì chính phủ không
tranh thủ được lòng dân. Sự thật tất cả do sự xâm lăng của Bắc
Việt, qua hậu thuận của khối cọng sản đệ tam quốc tế, trong đó có
đảng cọng sản Hoa Kỳ .’ Còn nữ ký giả Ý từng ca tụng Hồ Chí Minh,
tên Tiziano Tersani thì viết ‘ Binh sĩ tấn công vào Sài Gòn đều là
bộ đội Bắc Việt. Sự phân biệt rất dễ dàng nhờ hình vóc và tiếng
nói, người miền bắc hoàn toàn khác lạ với VC miền nam. ‘.Một nữ ký
giả Pháp, Brigitte Friang thì mai mỉa hơn ‘ Trưa 30-4-1975, bộ đội
Bắc Việt vào Sai Gòn. Ðây là một thành phố chết, chỉ có 125 nhà báo
ngoại quốc và hơn một chục đứa con nít nam nữ, trương cờ máu đế
chào đón chúng. Ba triệu dân miền Nam nhìn chúng bằng thái độ lãnh
đạm. Vậy mà Trần văn Trà, Nguyễn Thị Bình đi đâu cũng tuyên bố
rằng, chính nhân dân miền nam đã tổng nổi dậy, để lật đổ chính phủ
VNCH’.
Nhưng cay cú
nhất, phải là lời viết của Jean Larteguy, một nhà báo Pháp từng
cuồng nhiệt ca tụng Hồ Chí Minh và VC như thần thánh trong nhiều
năm qua . Ông viết ‘Sài Gòn mất bởi đạo quân Bắc Việt. Nhìn đoàn
quân chiến thắng đang hồ hởi trên những chiếc tăng T54 hay PT46,
treo cờ máu , đâu có khác gì cảnh quân Sô Viết đàn áp, xâm lăng
Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Ba Lan tai Ðông Âu năm nào .’
Bốn mươi mốt
năm qua, hầu hết đồng bào VN trong cũng như ngoài nước tan nát cửa
nhà sau cuộc đổi đời không bao giờ dám nghĩ là sẽ có. Nên cứ mỗi
lần tháng tư quốc hận tới, cho dù ai chăng nửa, đại đa số người dân
sống thầm lặng bên vê đường thời gian hay thiểu số dấn thân trên
con đường đấu tranh quang phục đất nước, đều mang chung tâm trang
bi thương, tức tưởi, ngậm ngùi.
Tất cả đều
là sự thật vì mọi bí mật của cuộc chiến đã được các phe phái, chính
người trong cuộc hay các sử gia tìm hiểu, như giáo sư Morris ‘ Cọng
sản Hà Nội đã thắng cuộc xâm lăng miền nam, nhờ tuyên truyền, đẻ và
thổi phồng bịa đặt các huyền thoại chính trị mà hầu hết, đều là
chuyện trên trời dưới biển. Có như vậy, VC mới dụ dỗ và phỉnh gạt
được, nhiều trí thức khoa bảng nhà báo trong và ngoài nước. Nhờ thế
suốt cuộc, chính thành phần này đã góp phần chiến thắng cho Hà Nội,
không phải ở chiến trường, mà là tại Paris, Luân Ðôn và Hoa Thịnh
Ðốn.’
Bốn mươi mốt năm rồi, xin hãy trả lại cho người lính trận miền nam
những gì họ đã mất từ lâu, do những kẽ cứ hay tự xưng mình là trí
thức, đã cướp đoạt. Người lính VNCH không cần bất cứ ai phải vinh
danh, vì chính cái phẩm cách tuyệt luân phi thường của lính, đã có
một vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc.
Bỗng ao ước
sao cho đất nước sớm có tự do cuộc đời trở lại như thuở nào, để
dân-lính lại thỏa tình cá nước, lính từ dân mà có và dân sống được
nhờ sự bảo vệ thần thánh và chân thành của lính, điển hình như các
cuộc di tản khỏi vùng chiến cuộc Tết Mậu Thân 1968, mùa hè đỏ lửa
1972, cuộc di tản tại Bình Thuận, Xuân Lộc và những ngày Sài Gòn
hấp hối, cuối tháng 4-1975.
‘Ta về cúi mặt đầu sương điểm
nghe nặng từ tâm lượng đất trời
cám ơn hoa đã vì ta nở
thế giới vui vì mọi lẻ loi’
(Thơ Tô Thùy Yên)
Bốn mươi mốt năm trước hay bây giờ, người Mỹ cũng chỉ nghỉ đến
quyền lợi của quốc gia mình mà thôi. Bởi vậy muốn đem quân vào VN,
người Mỹ phải giết một tổng thống dân cử của bản xứ. Rồi để rút
quân an toàn về nước, khi đã đạt xong mục đích chiến lược kinh tế
của mình, Mỹ lại dùng áp lực quân viện, để bắt buộc đồng minh của
mình, ký vào một hiệp ước giả mạo phi luân. Cuối cùng dùng nó để
bán đứng quốc gia VN, chôn vùi tương lai của dân tộc anh hùng trong
vòng nô lệ của cọng sản đệ tam quốc tế., suốt thời gian từ đó tới
bây giờ. Tất cả đúng như lời Sir R.Thompson đã viết năm 1989 trong
tác phẩm ‘ Make for the hill ‘, đại ý ông nói rằng, sự sống của
miền nam VN đã bị bán đứng , vì cảnh cấu xé của nước Mỹ. Riêng Nixon, nhân vật chính đã cùng Kissiger đạo diễn tấn thảm
kịch VN hôm nay, cũng đã viết những lời sám hối trong ‘ No More
VietNam ‘.Ông viết rằng, tôi đã nhìn thấy những vấn đề nan giãi của
hiệp định Ba Lê, nhất là sự thỏa hiệp, cho phép bộ đội Bắc Việt
công khai ở lại và xâm lăng miền Nam . Nhưng đau đớn nhất, có lẽ là
lời phát biểu của M. Gauvin, nguyên Ủy Viên Giám Sát Quốc Tế (ISCC)
tại VN. Ngay khi thấy CS Hà Nội ngang nhiên xé bỏ hiệp định ngưng
bắn mà chúng vừa ký kết chưa ráo mực, tấn công xâm lăng VNCH, bất
chấp cả Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Vì vậy ông đã viết bài đăng trên
tờ The Times số 59362 ngày 5-4-1975 rằng, sự thất bại của VNCH đã
bắt nguồn từ hiệp định Ba Lê, vì nó chẳng bao giờ phản ảnh được ý
muốn và nguyện vọng của dân-nước VNCH.
Bốn mươi mốt
năm trước, đầu tháng 4-1975 Cộng Sản Bắc Việt chiếm Phước Long, mở
đầu cuộc xâm lăng VNCH, đưa cả nước và dân tộc Việt vào tận cùng
của địa ngục trần gian. Ðầu tháng 4-2016, cả nước đang đắm chìm
trong khủng hoảng vì nợ nần, kinh tế, hạn hán, mất biển và rối loạn
chính trị vì sự giành giựt chức tước quyền hàn của đảng.. đưa đồng
bào cả nước vào tận cùng cảnh nghèo đói thảm tuyệt, chưa từng thấy
trong dòng Việt Sử. Có điều chỉ có người dân nghèo mới nhận chịu
nổi đau cùng khốn này, còn đảng và cán bộ nhà nước thì làm gì bị
ảnh hưởng tới thời cuộc đổi thay, vì vàng đô la vơ vét mấy chục năm
qua, xài phí biết bao giờ mới cạn ?
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2016
Mường Giang
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét