Tác giả: Diệu Thùy.
KD: Người Việt giờ ra đi định cư ở nước ngoài lại thường là những người
khá giả. Người ta ra đi không phải vì kiếm sống, mà bởi họ không
tìm thấy sự an lành, bình an ở ngay chính quê hương họ. Con người
sống quan trọng nhất là sự bình an, hạnh phúc. Hạnh phúc kiếm tìm
đã khó, mà ngay cả sự bình an cũng trở nên… bất an.Vì đủ thứ rập
rình, đe dọa. Vì bất công, tham nhũng, mua quan bán tước….
.
Quê hương thì ai cũng nhớ. Nhưng không lớn nổi làm người..
———-
.
“Những người kinh doanh thành công, tài năng thì một số đáng kể lại
hướng ra kinh doanh bên ngoài, tìm kiếm cơ hội bên ngoài hơn là
trong nước. Thế hệ tương lai nữa, ai cũng muốn ra bên ngoài thì đất
nước này ai xây dựng đây”
Mới đây tại Kỳ họp Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phát
biểu “Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi
muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm
cách cho mình hay con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?”
Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, không phải vì đất nước nghèo mà vì họ
cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý…
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng
cho rằng, nguyên nhân chính là người dân cảm thấy kém an
toàn. Đó cũng là lý do mà ở Việt Nam, ngày càng nhiều cha mẹ
cho con đi du học sớm, độ tuổi học sinh đi du học ngày càng trẻ
hóa.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan |
Kém an toàn
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, lẽ ra thu nhập càng cao, cuộc
sống ngày càng tốt đẹp thì người ta thích sống ở đất nước mình hơn
để tận hưởng những gì đẹp đẽ đang có, cuộc sống có tương lai sáng
lạn hơn. Lẽ ra điều kiện sống tốt hơn khiến họ bám trụ nhiều hơn ở
đất nước, thích sống ở đất nước hơn nhưng ở đây bên cạnh cải thiện
về mức sống, thu nhập, có hàng loạt vấn đề khác nảy sinh làm người
ta cảm thấy người ta cảm thấy không hẳn hạnh phúc hơn, an toàn hơn.
“Tôi cho rằng nhân tố cảm thấy kém an toàn là nhân tố chính khiến
người Việt rời khỏi Việt Nam”, bà Lan nói.
Phân tích kỹ hơn về điều này, bà Phạm Chi Lan cho biết phản ứng cho
con cái đi học sớm thể ngành giáo dục Việt Nam không tạo cho người
ta sự hài lòng, an toàn khi giao con em cho nhà trường đào tạo. Cho
con đi du học sớm điều quan trọng nhất là muốn cho con được hưởng
một nền giáo dục tốt hơn, thành một con người tốt hơn, không chỉ là
kiến thức mà còn kỹ năng, biết sống một cách kỷ cương, tôn trọng xã
hội…những ý thức đó họ có thể thấy ở một nền giáo dục nước
ngoài, đảm bảo tốt hơn giáo dục Việt Nam.
“Ở Việt Nam cách dạy nhồi nhét kiến thức nhiều quá, sức ép ghê quá,
những vấn nạn, tiêu cực trong nhà trường…làm phụ huynh không hài
lòng, họ muốn cho con em đi sớm”, bà Lan nói.
Bà cho rằng, việc cha mẹ cho con cái đi du học sớm là một điều bất
đắc dĩ, không ai muốn bứt con ra khỏi mình sớm.
“Thông thường các gia đình, nếu muốn cho con đi học thì cũng muốn ở
tuổi đại học, khi con em ít nhiều đủ lớn, đủ khôn, trưởng thành
hơn, yên tâm hơn khi đi học ở nước ngoài chứ con còn nhỏ rất cần sự
theo dõi, chăm chút bảo ban của bố mẹ, họ không muốn bứt con ra sớm
khỏi mình thế đâu. Phải nói rằng đây là một quyết định đau lòng của
mỗi gia đình đó, phải để cho con đi sớm hơn với mong muốn nhận nền
giáo dục tốt hơn”.
Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, với nhóm quan chức có tiền cho con đi
học nước ngoài thậm chí mua nhà mua cửa bên đó, sống bên đó thì đó
là những quan chức ko phải sống bằng tiền lương, đàng hoàng, trong
sạch.
“Khi họ có khoản thu nhập không đàng hoàng thì họ có tâm lý nơm nớm
sợ, bị lộ thì phải tranh thủ khi còn cơ hội, còn quyền lực cho con
ra nước ngoài, mua nhà mà không ai dám nói gì”, bà Lan nói.
Bà cho rằng, nguyên nhân dẫn đến những tình trạng trên là do môi
trường kém an toàn: kém an toàn với trẻ nhỏ khi học hành, kém an
toàn với những người làm việc đã được sống trong một môi trường
cạnh tranh lành mạnh, hoặc kém an toàn với những người có lỗi, có
vấn đề, sợ sự trừng trị, họ tìm kiếm ở nơi khác mà không ai biết.
Lấy đâu chỗ cho trí tuệ
Còn việc những người trưởng thành, đi nước ngoài rồi không về hoặc
không về trong một số năm đầu tiên, theo bà Lan cũng có thể giải
thích được.
Một mặt các em muốn ở lại để học, làm việc trong môi trường, kinh
nghiệm thực tế chứ không phải ôm một mớ kiến thức từ bên ngoài về
mà có thể làm việc được ngay. Đây là nhu cầu chính đáng và rất đáng
hoan nghênh.
Một thực tế khác là có nhiều em đã về rồi và thực sự thất vọng với
công việc ở nhà dành cho họ. Đây ko chỉ là chuyện lương, thu nhập
mà điều quan trọng hơn là cách đối xử với người ta.
“Lúc mới ra trường xong, các em muốn đi làm, muốn cống hiến nhưng
bị dội gáo nước lạnh, dồn dập đủ kiểu khác nhau thành những cú sốc
nặng. Nhiều cơ quan có tình trạng nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba
tiền tệ thì lấy đâu chỗ cho trí tuệ mang về. Thực tế này đã được
nói đến rất nhiều diễn đàn nhưng nó vẫn diễn ra, đến các quan chức
liên quan hỏi bằng chứng đâu, làm gì có bằng chứng cho những chuyện
đó nhưng nó vẫn lù lù diễn ra ở tất cả các nơi”, bà Lan nhấn mạnh.
“Ngay cả khi làm việc trong môi trường tư nhân cũng phải có quan hệ
với các tổ chức, cơ quan nhà nước. Khi đụng đến những quan hệ đó là
đụng đến những quan hệ thân hữu, hối lộ, đút lót…Khi giao cho các
em những công việc phải tiếp xúc với các cơ quan nhà nước để xin
giấy phép, việc nọ, việc kia… chắc chắn sẽ làm thất vọng cho những
người đã từng học tập, sinh sống ở nước ngoài”, chuyên gia Phạm Chi
Lan nói thêm.
Theo bà, những người trẻ giống như một tờ giấy trắng, họ thẳng thắn
và khó chấp nhận được những tiêu cực trên. Còn ở Việt Nam sống lâu
thành quen, người dân chấp nhận sống chũng với lũ, tham nhũng,
nhũng nhiễu…
Phải lấy lại niềm tin
Đáng nói là xu hướng người Việt tìm cách định cư ở nước ngoài ngày
càng nhiều. Nó không chỉ thể hiện ở việc du học sinh không trở về
nước mà các doanh nhân cũng tìm cách chuyển ra nước ngoài…
Chuyên gia Phạm Chi Lan nói: “Vài năm trở lại đây tôi thấy một vài
doanh nghiệp trưởng thành, lớn lên được thì họ lại có xu hướng chân
trong, chân ngoài, một phần nhỏ còn ở đất nước, còn một phần khác,
tấm lòng của họ, hướng ra thị trường, công việc lâu dài, vốn liếng,
cơ hội làm ăn họ tính ra bên ngoài nhiều hơn bên trong”,
“Doanh nghiệp tư nhân đúng là có nhiều trường hợp như vậy, khi họ
lớn lên ở mức độ nào đó bị gây khó khăn, buộc phải bán, nhượng cho
người này người khác. Họ sợ giống như trước đây bị vỗ béo rồi làm
thịt”, bà Lan chỉ ra.
Theo bà, nếu không ngăn cản xu hướng này thì không chỉ là chảy máu
chất xám ở những người trẻ mà còn mất cả nguồn vốn, con người, kinh
nghiệm kinh doanh, làm ăn.
“Con số báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
(VEPR) đưa ra, người Việt gửi 7,3 tỷ USD ra nước ngoài hay hồ sơ
Panama, Việt Nam có tổng cộng 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ
Việt Nam ra nước ngoài, riêng năm 2015 là hơn 9 tỉ, những cái đó là
con số mất mát bằng tiền đo được mà trên đồ thị nó đang ngày càng
tăng lên hằng năm, nó thấy rõ xu hướng hiện nay”, bà Lan nhấn mạnh.
Theo bà, chúng ta ưu đãi cho bao nhiêu đầu tư nước ngoài thì cũng
chỉ thu được vốn đầu tư cam kết tương đương với số tiền người Việt
mất ra bên ngoài. Những nguồn lực có sẵn trong dân thì không khai
thác được.
“Nguồn lực kinh doanh cũng vậy, những người kinh doanh thành công,
tài năng thì một số đáng kể lại hướng ra kinh doanh bên ngoài, tìm
kiếm cơ hội bên ngoài hơn là trong nước. Thế hệ tương lai nữa, ai
cũng muốn ra bên ngoài thì đất nước này ai xây dựng đây?”, bà Lan
băn khoăn.
Để ngăn cản dịch chuyển này, theo bà điều quan trọng là hệ thống
thể chế cần minh bạch, giải trình của nhà nước, chống tham nhũng vì
rất nhiều vấn đề bắt nguồn từ tham nhũng, nhóm lợi ích, làm méo mó
sự phát triển, gây nên vấn nạn trong giáo dục.
“Sự bảo thủ, trì trệ trong giáo dục bắt nguồn một phần quyền lực
như vậy gây ra, họ không muốn thay đổi, dạy những đứa trẻ biết vâng
lời, nhồi một đống kiến thức như tụng kinh…trong khi xã hội thay
đổi bao nhiêu.
Với kinh doanh tạo môi môi trường minh bạch, cạnh tranh sòng phẳng.
“Chừng nào thay đổi được thì tình trạng đó sẽ thay đổi. Nói cho
cùng thì phải tạo được niềm tin cho người dân, mất niềm tin đã quá
lớn”, bà Lan nhấn mạnh.
__._,_.___
Posted by: Mike Duong <nguoidichinhchien269@yahoo.com>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét