Thụy My
Học sinh trung học Hồng Kông gia nhập phong trào sinh viên biểu tình phản đối Bắc Kinh hạn chế bầu cử, ngày 26/09/2014.REUTERS/Tyrone Siu
Gần
1.000 học sinh trung học Hồng Kông hôm nay 26/09/2014 đã tham gia phong
trào đòi dân chủ, phản đối việc Bắc Kinh từ chối cho đặc khu hành chính
được tổ chức phổ thông đầu phiếu. Nhiều học sinh xuống đường trong bộ
đồng phục của nhà trường, bất chấp sự ngăn cản của phụ huynh.
Đông
đảo học sinh biểu tình trước trụ sở chính quyền Hồng Kông, góp thêm
tiếng nói vào phong trào bãi khóa kéo dài suốt tuần này do sinh viên các
trường đại học khởi xướng hôm thứ Hai 22/9. Nhiều học sinh cho biết dù
cha mẹ không muốn, nhưng các em vẫn nhất quyết tham gia phong trào đòi
bầu cử dân chủ.
Sinh
viên đóng vai trò đầu tàu trong chiến dịch bất tuân dân sự, cùng với
các nhà đấu tranh dân chủ, chống đối lại quyết định của Bắc Kinh nhằm
thanh lọc những ứng cử viên muốn tranh chức Trưởng đại diện Hồng Kông
trong kỳ bầu cử tới.
Hôm
thứ Hai, rất đông sinh viên đã biểu tình tại một trường đại học phía
bắc đặc khu, mà theo các nhà tổ chức thì số lượng lên đến 13.000 người,
thổi một làn gió mới vào phong trào đấu tranh đang bị choáng váng bởi
thái độ quá cứng rắn của Bắc Kinh.
Tối
qua, trên 2.000 người đã tập hợp phản đối trước tư gia của Trưởng đại
diện Lương Chấn Anh (Leung Chun Ying), hy vọng sẽ đối thoại trực tiếp
với ông này. Cho đến nay, Lương Chấn Anh vẫn từ chối nói chuyện với sinh
viên hay gặp gỡ các lãnh tụ sinh viên.
Phong
trào phản kháng sáng nay tiếp diễn với khoảng 900 học sinh trung học
biểu tình bên ngoài trụ sở chính quyền Hồng Kông, hô to khẩu hiệu : « Chúng tôi muốn có bầu cử thực sự chứ không phải giả hiệu ». Agnes Yeung, một học sinh lớp 11 nói với AFP : « Chính
quyền làm ngơ trước tiếng nói của chúng tôi, vì vậy tôi nghĩ rằng nếu
có nhiều học sinh tham gia bãi khóa, thì họ mới chịu lắng nghe ».
Chung
Chun Wai, 17 tuổi, nói rằng nhiều bạn học đã xuống đường phản đối, mặc
cho cha mẹ khuyên không nên tham gia. Điều này cho thấy sự khác biệt
quan điểm giữa các thế hệ về tương lai chính trị của cựu thuộc địa Anh.
Cậu học sinh cho biết : « Tôi nghĩ rằng học sinh trung học là một
thành phần của xã hội, và bản thân tôi tự coi là công dân Hồng Kông. Đó
là lý do khiến tôi thấy cần phải có trách nhiệm âu lo về xã hội, và bày
tỏ quan điểm thực sự của người dân Hồng Kông ».
Các
cuộc thăm dò cho thấy thế hệ trẻ Hồng Kông có khuynh hướng chỉ trích
Bắc Kinh hơn cha mẹ, và sinh viên học sinh đã trở thành một khối chủ
chốt trong những phong trào đấu tranh dân chủ Hồng Kông.
Theo
các nhà tổ chức, đã có 1.200 học sinh tham gia chiến dịch bãi khóa, và
từng giờ lại có thêm nhiều sinh viên học sinh cũng như những người dân
bình thường kéo đến trước trụ sở chính quyền để đấu tranh.
Tháng
trước, Trung Quốc tuyên bố người dân Hồng Kông lần đầu tiên được phép
bầu Trưởng đại diện vào năm 2017, nhưng chỉ có hai hoặc ba ứng cử viên
được một ủy ban thân Bắc Kinh chuẩn y trước mới được tham gia ứng cử.
Anh quốc đã trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997 với thỏa thuận cựu thuộc địa này được trao thể chế « Một quốc gia, hai chế độ », với các quyền tự do công dân mà Hoa lục không có được, kể cả tự do ngôn luận và quyền biểu tình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét