Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.
Em bé ngày xưa, nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell
Vào
mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại
Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ
đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào
chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy
Quân Lục Chiến đang hành quân.
Bao
năm trôi qua, em bé mồ
côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy
TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New
Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2
tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu
Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ
ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
Người
Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân
và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư
Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm
sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo
được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di
chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng
Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của
họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính
khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH
còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
Khi
đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến
cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông
đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến
khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên
kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng
điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu
Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó
la lớn:
“Cây
cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa
Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại
được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa
người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà
tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
Người ôm vòng chiếc nón lá
nói:
“Em
là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em
thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không
biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng
không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy,
xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và
cũng không có cách gì giúp em bé này.”
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Mình
là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc
nằm lòng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi
nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với
người lính Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng
lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an
toàn.’”
Sau
đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong
Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối
rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một
thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì
nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài
trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông
Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa
em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều,
Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt
tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé
giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa
em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
“Thiếu
úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận
thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó
biết cội nguồn của nó mà tìm.”
Lúc
đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này
khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông
sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt
ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau
đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới
tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông
Báo bị
bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được thả về. Tháng 9/1994 ông
được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…
EM BÉ MỒ CÔI GẶP MAY MẮN
Em
bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi
Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em
là 899.
Một
hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi
trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong
các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt
xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ
đó đến nay.
Sau
khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ
vào cuối năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc
Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.
Hai
ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang
trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly
Mitchell
lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột.
Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa
đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị
Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi
nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi
đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ
như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình
là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể
trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
“Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:
“Con
là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt
Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra
tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay
từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly
gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ
thuật lãnh đạo dành cho
những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải
Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm
vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia
đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp
Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp
bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân
tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương với tư cách một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương với tư cách một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc
người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần
Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được
một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì
lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly
không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người
Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.
GẶP LẠI CỐ NHÂN
Ông
Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng
Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và
cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
“Sau
khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích
nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô
âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang
trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành
tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô
nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc
động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu
và đặt tên cho cô.”
Sau
đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life,
có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm
kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói
chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác
Đài.
Theo
ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có
đúng không hay là chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ” như ông
cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo,
Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền
thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số
phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc
hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết
định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico
vào Thứ Sáu, ngày 29.8.2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8,
gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào Thị Lệ
biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách
sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi
người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông
Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội
Sư Đoàn TQLC cách nay 41
năm.
GIÂY PHÚT XÚC ĐỘNG
Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng
có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly
Mitchell:
“Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
“Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
“Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
“Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất
cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và Kimberly Mitchell đã gọi “Tía”.
Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
Trả
lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly
chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình
ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị
bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu
sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị
Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này,
cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc
người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc
với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong
cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá
Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô
được tìm thấy và mang tới trại mồ côi. Cái may thứ hai là được ông bà
James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn
nhận em bé này làm con
nuôi.”
Câu
chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên
ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em,
vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở
nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng
mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người
quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể
hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH, luôn đặt Tổ Quốc –
Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.
THANH PHONG
Nguồn: THỜI BÁO (The Vietnamese Newspaper)
TƯ LIỆU ĐỌC THÊM
Cuộc rút lui và thảm sát trên Đại lộ Kinh Hoàng
Ngày
31 tháng 3, căn cứ hỏa lực của TD4 TQLC tại núi Ba Hô và Sarge bị tràn
ngập, phải di tản vào lúc 9 giờ 40 tối sau khi tổn thất nặng. Ngày 1
tháng 4, các căn cứ Đông Hà, Cam Lộ, Ái Tử bị pháo kích nặng nề nhưng nhờ hải pháo của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ nên
QĐNDVN vẫn chưa chiếm được. Tuy nhiên trước sức tấn công mạnh mẽ của
QĐNDVN, lần lượt các căn cứ hỏa lực A-1, A-2, A-3, A-4 do SD3BB trấn
giữ, bị tấn chiếm, còn căn cứ Fuller và Khe Gió thì di tản chiến thuật.
Căn cứ Holcomb của TQLC cũng bị tràn ngập lúc 12 giờ 30 khuya đêm 2
tháng 4
Ngày 30 tháng 4, tư lệnh chiến trường kiêm tư lệnh SD3 Bộ Binh Việt Nam Cộng hòa là Chuẩn tướng Vũ Văn Giai,
triệu tập phiên họp đặc biệt và quan trọng để bàn kế hoạch giữ thành
phố Quảng Trị và bỏ căn cứ hỏa lực Ái Tử. Do đó, trong cuộc lui quân,
trên 2.000 quân Việt Nam Cộng hòa khi qua cầu Thạch Hãn thì cầu bị sập,
khiến cho một số lớn chiến xa, xe cộ, đại bác và quân trang quân dụng…
phải bị bỏ lại phía bên kia cầu. Cùng với dòng lính đang rút chạy,
nhiều thường dân cũng nhập lại thành một đoàn dài lẫn lộn cả dân và
lính. Lúc đó Quốc lộ 1,
đoạn từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, đang bị QĐNDVN chiếm và đóng chốt, nhất
là cầu sông Nhung, nằm giữa Quốc lộ. Đoàn người xuôi Nam hỗn loạn, lớp
lính, lớp dân, lớp dân trộn vào với lính, bằng đủ loại phương tiện, từ
chạy bộ quang gánh đến quân xa, thiết giáp, xe đò, xe lam, xe máy. Một
số quân nhân còn khả năng tác chiến cá nhân hay ở cấp đơn vị nhỏ, mạnh
ai nấy đánh và mạnh ai nấy chạy nhưng không còn khả năng hành quân nhổ
chốt mở đường. Tình trạng này đã làm gián đoạn giao thông, đoàn xe di
tản của dân và lính, dài hơn ba cây số.
Theo RFA thì “hàng chục ngàn thường dân đã chết trên đoạn đường này, và cái tên Đại lộ Kinh Hoàng được nhắc tới từ ngày đó”.
Ngày 23 tháng 7 năm 2005 Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm lễ cầu siêu cho các liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn. Tại đây, sau khi dâng hương cúng tại đài liệt sĩ, Hòa thượng Thích Chánh Liêm, Trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Năm 1972, trận chiến ở Quảng Trị đã làm hàng chục nghìn người chết, con đường quốc lộ đoạn qua Hải Lăng bấy
giờ được gọi là ‘đại lộ kinh hoàng’, người chết la liệt. Tháng 8/1973
đã diễn ra một lễ đại cầu siêu kéo dài 7 ngày 7 đêm. Hơn 3.000 tăng ni và hàng nghìn Phật tử đã về đó tìm xác, chôn cất người chết. Tất cả đều được chôn cất đàng hoàng và được làm lễ cầu an sinh
linh. Bây giờ đi trên quốc lộ 1A, qua đó vẫn thấy Đài Địa Tạng lưu giữ dấu ấn về đại lễ cầu siêu năm đó”.
(Theo Wikipedia tiếng Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét