Hòa giải với ai, kẻ đã chết hay người đang chịu đựng
?
Trần Trung
Đạo
Sự kiện đảng CSVN cho phép trùng tu và
ngay cả Thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn đã đến viếng thăm và thắp hương trước đài tưởng niệm anh linh các chiến sĩ Việt Nam
Cộng Hòa tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa được nhiều người cho rằng đó là dấu
hiệu của tinh thần hòa giải.
Giả thiết đó là chủ trương có thật, giới
lãnh đạo đảng CSVN cần hòa giải với ai trước, những người đã chết trong cuộc
chiến hay những người đã và đang chịu đựng lầm than dưới ách độc tài của Đảng
?
Những người đã chết, dù người lính VNCH đã hy sinh để bảo vệ miền Nam
tự do hay người lính miền Bắc chết oan ức chỉ vì ăn nhầm chiếc bánh tẩm thuốc
độc “thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc” của Đảng đều chưa cần hòa giải. Hòa
giải thật sự và trước hết phải được thực thi với những người suốt 38 năm qua
chịu đựng đưới ách độc tài toàn trị của đảng CSVN.
Hòa giải với đại bộ
phận dân tộc đang chịu đựng không thể là một khẩu hiệu tuyền truyền mà phải dựa
trên các nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội cần thiết, và các nền tảng đó chính
là sự thật, tự do, dân chủ và bình đẳng.
Hòa giải là con đường hai chiều,
chiếc cầu nối nhau bằng nhiều nhịp, không ai có thể đứng bên này bờ và bắt người
khác phải bơi qua sông để hòa giải với mình.
Gần 38 năm, giới lãnh đạo
Cộng Sản Việt Nam có tất cả những phương tiện để thực thi hòa giải hòa hợp dân
tộc nhưng họ đã không làm. Lý do, nếu làm thì họ không phải là Cộng Sản. Hòa
giải hòa hợp dân tộc đặt cơ sở trên sự bao dung, bình đẳng vốn đi ngược lại mục
tiêu thống trị Việt Nam bằng các phương tiện bạo lực mà đảng đã và đang
dùng.
Ngày nay, trên khắp ba miền đất nước, hàng ngàn đồng bào, nhất là
tuổi trẻ vẫn đang đốt cháy tuổi xuân trong bốn bức tường đen chỉ vì họ đã gióng
lên khát vọng dân chủ, tự do, nhân bản thật sự của dân tộc Việt Nam. Và tại hải
ngoại, đại đa số trong số 300 ngàn trí thức Việt Nam, như nhiều nguồn ước lượng,
vẫn không hợp tác với đảng và nhà nước CSVN. Họ chẳng phải thuộc thành phần “bám
theo chân đế quốc” hay “chống Cộng tới cùng” gì đâu mà là những người thật sự
quan tâm cho tương lai dân tộc.
Việt Nam phải vượt qua. Việt Nam phải
thăng tiến. Nhưng chướng ngại lớn nhất trên con đường dẫn tới một tương tốt đẹp,
tự do, dân chủ, giàu mạnh không phải vì thiếu hòa giải, hòa hợp mà quan trọng
hơn vì cơ chế độc tài đảng trị như một bức tường đang chắn ngay trước lối đi
lên. Một khi cơ chế độc tài sụp đổ, cây dân chủ tươi xanh, dân tộc đoàn viên,
hòa giải hòa hợp tự nhiên sẽ đến mà không cần ai ban phát.
Ngày đó, những
người đã chết, dù chết ở đâu, An Lộc, Bình Long, Trị Thiên, Trường Sơn hay thân
xác đang nằm bơ vơ trên hải đảo xa xôi Koh Kra, Palawan, Pulau Bidong, Sungai
Besi, Bataan, Whitehead, Panat Nikhom, Galang cũng sẽ được quy hồi, cải táng,
khói hương.
Ngày đó, cả dân tộc có thể sẽ ôm nhau khóc một lần cho cạn
hết nỗi đau để rồi sau đó cùng nhau nỗ lực cho một tương lai tự do, nhân bản,
dân chủ và thịnh vượng cho đời đời con cháu mai sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét