Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

CSVN và Formosa, đồng phạm tội ác hủy diệt môi trường.

Inline image 1
Công nghệ trung hòa chất thải tốn kém và phức tạp, nhưng đòi hỏi phải tuân thủ rất nghiêm khắc. Nếu vi phạm, dẫn đến tai họa thì chủ nhân, và Ban quản trị sẽ bị ngồi tù, phạt cho đóng cửa kinh doanh.
Dưới đây là một trong nhiều cách lọc và trung hòa chất thải từ sản xuất sắt thép thuộc công nghệ nặng, giống như công nghệ luyện thép của Formosa (Anh ngữ)
Ở Mỹ, dầu nhớt cặn từ xe dùng xong phải cất riêng, và giao lại cho cơ sở chuyên môn để thanh lọc và bảo đảm không gây hại môi trường. Không thể ẩu, bừa, vô trách nhiệm cứ đổ ra đường, bỏ vào thùng rác. Cặn nhớt xe còn cẩn thận đúng nguyên tắc, huống chi cặn bã từ nhà máy luyện thép, biết bao độc chất như: acid, thủy ngân, chì, các kim loại khác, v.v...chỉ cần uống vô là chết ngay.
Tại hãng nghiên cứu về sử dụng năng lượng thiên nhiên tôi làm trong 5 năm qua. Các chất thải dùng độc chất Acid như HF, HCl, HNO3, pha loãng với nước tinh khiết để chế biến, đều phải cất riêng trước khi thải, và chuyên viên phải trung hòa dung dịch, rất tốn kém và mất thời gian.
Ở Việt Nam, chất thải cặn bã từ nhà máy Formosa, thay vì phải giải quyết theo đúng trình tự khoa học, thì họ cho đổ ra biển vừa nhanh, gọn, vừa không tốn tiền, bất kể hậu quả. Thái độ vô trách nhiệm, coi thường mạng sống, và trả lời một cách khinh miệt của Giám đốc Formosa ở Việt Nam, "chọn thép hay chọn cá" cho thấy họ coi thường nhà cầm quyền CSVN, và đánh giá thấp trí tuệ nhân dân Việt Nam.
Đó là phạm tội ác hủy diệt môi trường, gây ra tình trạng biển bị ô nhiễm, cá tôm bị chết, môi trường sinh thái bị hủy diệt, kinh tế bị kiệt quệ, mất đường sống. Trước mắt là xuất cảng hải sản, 10 tỷ đollars hàng năm sẽ sút giảm, và con người, đồng bào Việt Nam sẽ phải chết theo. Hậu quả này, không phải chỉ một năm mà cả trăm năm mới hồi phục môi trường trở lại tinh khiết.
Không riêng Formosa sẽ phải ra trước vành móng ngựa, mà đảng CSVN cũng phải trả lời về tội ác, đồng lõa hủy diệt môi trường. Đừng để họ phủi tay trước tội ác. Chúng ta có trách nhiệm bảo vệ môi trường, không những hiện tại cho chính chúng ta mà còn cho con cháu của đời sau nữa.
Đỗ Thành Công 
Kỹ sư Năng lượng - UCV Dân biểu California, địa hạt 27

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét