Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013


       Sóng Dậy Nam Đông
                               Đông Triều
Trung cộng đã thành lập thành phố Tam Sa, thuộc quần đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa, Trường Sa bất chấp sự phản đối của VN và các nước láng giềng trong vùng. Bến tàu sẽ có 9 cầu tàu, để bốc dỡ cá, nước đá xay, cung cấp nhiên liệu cho các tàu cùng với công tác quản lý nghề dánh cá và giao thông đường biển. Trung cộng còn nêu lên ông phó thị trưởng bến cảng nầy, sẽ do sự quản lý bởi công ty vận tải đường biển Hải Nam.
                       photo clip_image002_zpsf44d004e.jpg
                       Trụ sở hành chánh thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm của VN
Trung cộng cho biết các cầu tàu, bến cảng số 2 trong  khu vực nầy sẽ tiến hành thực hiện trong giai đoạn 2 của khu vực nầy, đang được lên kế hoạch để xây dựng. Trung cộng thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và các nước láng trong vùng. Việt Nam nhiều lần phản đối rất yếu ớt các hoạt động nói trên của Trung cộng, yêu cầu Trung cộng tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên biển đông. Căng thẳng sôi động ở biển đông. Phillipines đang kiện Trung cộng xâm phạm chủ quyền các biển đảo ở biển đông, về luật hàng hải của các nước thuộc vùng Đông Nam Á, vụ kiện sẽ  do tòa án quốc tế thụ lý, sẽ khởi tố trong nay mai về việc Trung cộng đã đưa ra đường Lưỡi bò, đã gây nhiều xáo trộn trên biển như kiểm soát đường biển theo quy luật và luật riêng của họ, hay còn được gọi là Tam Sa. Các tàu cá Trung cộng xuất hiện gần đảo Hải Nam khi lệnh cấm đánh bắt cá trái phép mà Trung cộng đơn phương đưa ra hết hiệu lực.
Theo nguồn tin của Tân Hoa Xã, các tàu đánh cá tại huyện Quỳnh Hải thuộc tỉnh Hải Nam, Trung cộng đã đồng loạt cho tàu đánh cá xuống biển ngay, sau khi lệnh cấm đánh bắt cá được ban hành và kết thúc sau 75 ngày, việc cấm đánh bắt cá trên vùng biển đông. Thậm chí, phía Trung cộng còn tổ chức buổi lễ xuống thuyền với sự tham gia của gần 3.000 người để ăn mừng sự kiện này.
                      photo clip_image004_zpscb921107.jpg
Trong khi đó, theo tin từ Nhật Bản cho biết, khoảng 9.007 tàu đánh cá của tỉnh Hải Nam đã kết thúc giai đoạn sửa chữa và nghỉ ngơi sau hơn 2 tháng không hoạt động và sẽ tiếp tục tiến vào biển đông trong vài ngày tới. Tờ báo còn loan tin các tàu thuyền trên vùng biển duyên hải Quảng Đông Trung cộng, rất nhiều tàu đánh cá chuẩn bị ra biển, sau khi lệnh cấm được kết thúc. Những hành động nầy cho thấy lời tuyên bố là thực hiện đúng đắng theo DOC và sẽ ký kết COC, những lời cam kết của Bắc Kinh không đi đôi với hành động của họ. Sắp đến đây, Trung cộng có cuộc họp cấp cao với ASEAN về việc ứng xử luật hàng hải trên biễn đông. Thế mà phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung cộng lại lên án các nước không nên xử dụng đến vũ lực quân sự trên biển đông. Chính quyền Mỹ sẽ can thiệp vào khu vực theo con đường ngoại giao và tái khẳng định của Mỹ về việc ủng hộ cho việc ký kết COC, để duy trì ổn định cho khu vực biển đông vùng Đông Nam Á. Nếu Trung cộng bất chấp luật lệ hàng hải về đường biển, thì các nước Đông Nam Á sẽ phản đối Trung cộng là kẻ gây hấn. Sự nhận thức rõ ràng của các nước đang tranh chấp và các nước trên thế giới về vấn đề tranh chấp vùng biển ĐNA, Trung cộng nên rút lui chọn lựa con đường hòa bình ổn định trong vùng. Các nhà lãnh đạo trên thế giới họ chống lại việc Trung cộng có hành vi xâm phạm mà Bắc kinh gọi là chính sách vô luật pháp, xâm chiếm, hù dọa, trộm cướp tài nguyên thiên nhiên ở ngoài biển đông, bất chấp luật pháp. Trung cộng đặc con đường hàng hải vùng ĐNA,  dưới quyền kiểm soát của họ, cho nên đã thành lập thành phố Tam sa, trên đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa, Trường Sa của VN. Philipines đang nỗ lực mọi vấn đề, để đưa vụ kiện Trung cộng ra tòa án quốc tế, vì vi phạm chù quyền các hải đảo của họ theo luật biển 82 ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc về luật biển.
       Ngư dân Việt phải mua giấy phép đánh cá của Trung cộng
                     e3947106462ada2e519e9216fe20dda3_zps6cc87a44.jpg
Tàu tuần tra của Trung cộng rượt đuổi hành hung, cướp bóc tài sản táu đánh cá của ngư dân VN trên các hải phận lãnh hải của VN. Buộc ngư dân VN phải mua sồ thông hành hàng hải về nghề đánh cá trên biển đông của Trung cộng và phải treo cờ Trung cộng. Một ngư dân ở Quảng Nam cho biết, sự thật lâu nay ngư dân ở đây đã lựa chọn một trong hai cách lựa chọn, mua thông hành hàng hải đánh cá của Trung cộng, hai là đổi sang vùng biển của các nước khác. Mua sổ thông hành hàng hải đánh cá của Trung cộng, thì có thể đánh cá trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, với giá bốn chục triệu đồng VN, tương đương hai chục ngàn Mỹ Kim có giá trị đánh bắt trong suốt một năm. Nếu hết thời hạng ngư dân không mua lại, sẽ bị tịch thu mọi thứ, giống như vừa rồi các tàu đánh cá ở đảo Lý Sơn Quảng Ngãi. Trung cộng không những chỉ ép buộc ngư Việt trên biển, mà còn chèn ép ngay cả trên đất liền, ngay trong làng xã, thôn xóm ở gần biển. Người Trung cộng cho ghe thuyền vào các xóm chài mua khô mực mỗi ký 150 ngàn đồng VN, nhưng năm sau thì khác, bọn chúng không thèm mua nữa, chờ đợi khô mực vào thời kỳ hư hỏng mua với giá rẻ, nếu không bán thì đành vứt đi, xót xa quá cho những người ngư dân nghèo, các xóm chài ở VN. Mấy năm nay, chỉ thấy người Trung cộng đến mua hàng chứ có thấy người nước nào khác đến các thôn xóm biễn này đâu. Chính vì vậy, bà con chỉ biết ngồi chờ họ đến mà bán hoặc là mang ra chợ, mọi thứ đều trông chờ vào chính sách nhà nước, nhưng hình như nhà nước cũng đồng tình để người Trung cộng đến đây mua hàng với giá rẻ mạc và họ độc quyền, làm mưa làm gió, gây khổ cho bà con nhiều thứ.
            Tàu Trung cộng lại xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư
                      photo clip_image005_zps26cfe637.jpg 
Theo thông báo của lực lượng tuần duyên Nhật Bản mới đây có 4 chiếc tàu tuần tra của Trung cộng, đã hai lần tiến sâu vào vùng 12 hải lý chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Do chủ quyền của Nhật Bản kiểm soát ngoài biển mà Trung cộng gọi là Biển Hoa Đông. Trong thời gian gần đây, Trung cộng luôn luôn có hành động khiêu khích kiểu này, đối với Nhật Bản. Cuộc tranh chầp chủ quyền quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đã khiến cho quan hệ Nhật-Trung đã xuống mức xấu nhất từ trước đến nay. Hành động xâm lăng các hải đảo của Trung cộng bùng lên từ tháng 9 năm 2012. Sau khi chính quyền Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa 3, trong  số 5 quần đảo của Senkaku, mua lại những đảo này từ một chủ nhân người Nhật Bản. Theo giới quan sát e ngại là sự kiện nầy ngày càng có nhiều tàu trang bị vũ khí hiện diện trong vùng, sẽ làm tăng nguy cơ xẩy ra xung đột nghiêm trọng giữa Nhật Bản và Trung cộng. Về mặt tăng cường quân sự của Nhật Bản, rõ ràng là do Mỹ Nhật coi Trung cộng là đối thủ quân sự. Quân đội Mỹ có thể cấp tốc tham gia và chi viện trong trường hợp xảy ra xung đột. Các cuộc tập trận của Mỹ Nhật trực diện bối cảnh trong vùng ĐNA hiên đang căng thẳng làm cho tình hinh càng thêm sôi động thêm. Trong việc tiếp xúc ngoại giao giữa hai chính phủ đang bị bế tắc. Đảo Senkaku/Điếu Ngư, nằm cách Okinawa 400 cây số, nhưng chỉ cách Đài Loan 200 cây số, đảo này cũng đang bị chính phủ Đài Loan đòi chủ quyền, cũng nằm trong sự tranh chấp chủ quyền các biển đảo trong vùng ĐNA. Liệu các nước đang tranh chấp biển đảo có thể gây ra trận Sóng Dậy Nam Đông hay không ?
                       Đông Triều

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét