Mỹ lên án CSVN bỏ tù 2 sinh
viên
SÀI GÒN (NV) - Một ngày sau khi Tòa án tỉnh Long An kết
án Đinh Nguyên Kha 8 năm tù và Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù, Đại sứ quán Mỹ tại
Việt Nam đã lên tiếng phản đối bản án này.
Hai
sinh viên Nguyễn Phương Uyên (đứng) và Đinh Nguyên Kha (ngồi) tại phiên xử ngày
16 tháng 5 ở Tòa án Long An.(Hinh2: Thanh
Niên)
|
Trong thông cáo báo
chí phát hành ngày 17 tháng 5, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đề nghị nhà cầm quyền
CSVN “trả tự do những tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam
được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hoà”.
Cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam gọi bản án mà Tòa án tỉnh Long An vừa tuyên hôm 16 tháng 5 là một “xu hướng đáng lo ngại”. Và: “Những việc làm này trái với quyền tư do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trọng Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới”.
Tòa đại sứ Mỹ đã nhiều lần thây mặt chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đòi hỏi chế độ Hà Nội trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các từ nhân lương tâm, những người bất đồng chính kiến, vì họ chỉ thực thi quyền công dân của họ một cách ôn hòa.
Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành là những nạn nhân nổi bật gần đây và năm ngoái của chế độ Hà Nội. Trước đó những nhân vật nổi tiếng như Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, LM Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, v.v... cùng nhiều người khác sử dụng internet hay trả lời báo đài ngoại quốc nêu quan điều trái chiều mà bị chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội áp đặt lên đầu các bản án rất nặng. Một số người đã về nhà khi hết hạn tù, một số vẫn còn ở trong các nhà tù hà khắc của chế độ.
Sinh viên Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi và sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái với cáo buộc rải truyền đơn lên án Đảng Cộng sản Việt Nam hèn yếu, dung dưỡng tham nhũng và kêu gọi chống Trung Quốc. Họ đã dùng máu viết khẩu hiệu “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”. Khẩu hiệu viết bằng máu này cũng bị xem là một trong những bằng chứng để kết tội họ.
Biểu
ngữ viết bằng máu được xem như một trong những bằng chứng kết tội Đinh Nguyên
Kha và Nguyễn Phương Uyên “tuyên truyền chống nhà nước”. (Hình:
Internet)
|
Tại Tòa, Đinh Nguyên Kha tuyên bố, anh không chống dân tộc của mình mà chỉ chống Cộng sản. Theo Đinh Nguyên Kha, chống Cộng sản không phải là tội. Còn sinh viên Nguyễn Phương Uyên thì tuyên bố, cô hành động bởi yêu tổ quốc của mình. Việc kết án cô sẽ khiến những thanh niên khác sẽ sợ hãi, không dám bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Vụ bắt giữ hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên từng khiến nhiều người xúc động và phẫn nộ. Tháng 10 năm ngoái, sau vụ bắt giữ này, nhiều sinh viên là đồng môn của Nguyễn Phương Uyên đã cùng ký vào một thỉnh nguyện thư gửi Chủ tịch Nhà nước CSVN, đề nghị can thiệp để công an CSVN trả tự do cho cô. Sau thỉnh nguyện thư vừa kể, nhiều nhân sĩ, trí thức tại Việt Nam cũng đã soạn một thư ngỏ với nội dung tương tự.
Sự xúc động và phẫn nộ đó nay lại bùng lên, sau khi cả hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên bị phạt tù. Tại Hà Nội, một tiến sĩ tên là Đặng Huy Văn, 70 tuổi, đồng môn của ông Nguyễn Phú Trọng, gửi thư ngỏ cho người bạn học nay đang là Tổng Bí thư Đảng CSVN, đề nghị được ở tù thay hai sinh viên.
Ở Sài Gòn, một tiến sĩ khác tên là Nguyễn Thị Từ Huy, công bố những điện thư ghi lại các cuộc trao đổi giữa cô với nhóm “Cùng viết Hiến pháp” (nhóm ủng hộ quan điểm giữ lại điều 4 – duy trì sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng CSVN trong Hiến pháp) như “một cử chỉ nhỏ” để nói với hai sinh viên vừa bị kết án rằng “vẫn luôn có những người nghĩ đến họ”.
Trong các cuộc trao đổi giữa Nguyễn Thị Từ Huy với nhóm “Cùng viết Hiến pháp”, cô tiến sĩ này viết: “Máu và nước mắt của người dân buộc chúng ta phải lựa chọn và chứng tỏ một cách rõ ràng vị thế của chúng ta, tư tưởng của chúng ta, tinh thần của chúng ta”. “Tư tưởng” và “tinh thần” này được giải thích là không chấp nhận vai trò của Đảng CSVN như hiện nay và “vị thế” của trí thức Việt Nam hiện giờ nên là “đứng về phía máu và nước mắt”.
Chưa rõ vì sao trong bối cảnh như hiện nay, nhà cầm quyền CSVN lại quyết định xử phạt Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên nặng như thế. Một số người cho rằng, Hà Nội muốn sử dụng bản án dành cho hai sinh viên này như một thông điệp gửi cho giới trẻ nhằm răn đe họ.
Một số người khác thì tin rằng, sự răn đe như thế là thiếu khôn ngoan. Kinh tế Việt Nam đang hết sức bi đát, theo sau đó là hiện trạng xã hội hết sức hỗn loạn. Cũng vì vậy, Việt Nam cần được tiếp sức từ các nguồn lực bên ngoài để ổn định tình hình.
Tuy nhiên, Việt Nam đang bị nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế lên án bởi liên tục xâm hại nhân quyền. Tháng trước, Quốc hội châu Âu vừa thông qua một nghị quyết, vừa lên án Việt Nam xâm hại nhân quyền, vừa nhắc nhở Liên hiệp châu Âu cân nhắc về Thỏa ước Tự do mậu dịch mà họ đang đàm phán với Việt Nam.
Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng nhắc nhở rằng, nếu Việt Nam không có tiến bộ về dân chủ, nhân quyền thì sẽ rất khó tìm được sự ủng hộ chính trị tại Quốc hội Hoa Kỳ để cơ quan này phê chuẩn TPP.
TPP là ba ký tự viết tắt, thay thế cho “Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement” (Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương). Đây là một Hiệp định thương mại tự do đa phương, nhằm thiết lập một mặt bằng thương mại tự do cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, TPP giống như cái phao cuối cùng để Việt Nam có thể bám vào đó và gượng dậy. (G.Đ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét